Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

An toàn trường học: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Thanh Huyền - 19:36, 26/09/2020

An toàn trường học (ATTH) là vấn đề không mới, bởi năm nào cũng có những vụ việc đau lòng xảy ra, đặc biệt tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Thế nhưng, giải pháp căn cơ, lâu dài để bảo đảm ATTH đối với học sinh vẫn là câu hỏi lớn, chưa có lời giải thỏa đáng...

Để bảo đảm an toàn cơ sở vật chất trong trường học, ngành Giáo dục cần phải có giải pháp căn cơ, lâu dài. (Ảnh chụp tại Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang).
Để bảo đảm an toàn cơ sở vật chất trong trường học, ngành Giáo dục cần phải có giải pháp căn cơ, lâu dài. (Ảnh chụp tại Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang).

Những năm gần đây, trường học ở một số địa phương liên tục xảy ra tình trạng sập lan can, đổ tường rào, bong trần, tốc mái… Nhất là sau những trận mưa lũ, trường học tại vùng miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa lại càng thêm nguy cơ mất an toàn với học sinh và giáo viên. Những sự cố học đường thương tâm đầu năm học mới này một lần nữa là hồi chuông báo động về ATTH. Hàng loạt sự việc xảy ra cho thấy, nhiều trường học chưa coi sự an toàn là trên hết.

Một trong những nguyên nhân được đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phân tích là do nhiều công trình xây dựng đã quá lâu, công tác bảo trì, bảo dưỡng theo quy định đối với những công trình trường học chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Hằng năm, Bộ GD&ĐT đều yêu cầu các địa phương rà soát cơ sở vật chất trường, lớp học. Nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện tốt yêu cầu, trong khi công trình trường học xây mới ở nhiều nơi chưa bảo đảm chất lượng...

Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT cho biết: sau sự việc đau lòng sập cổng trường tại Lào Cai khiến 3 em học sinh DTTS bị tử vong, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất trường học, bảo đảm an toàn cho học sinh. Bộ đã yêu cầu các địa phương kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn theo quy định khi chưa được cải cạo, sửa chữa, nâng cấp...

Thực tế cho thấy, rủi ro luôn tiềm ẩn khắp nơi, trên đường trẻ đến trường, trong lớp học, dưới sân trường, ngoài cổng trường... Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm 2019, cả nước có gần 75% phòng học kiên cố. Vùng Tây Nguyên có tỷ lệ phòng kiên cố thấp chỉ 44%... Điều này đồng nghĩa, những trường, lớp tạm đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho học sinh.

Hiện tại, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều quy chuẩn, quy định khắt khe về ATTH. Tuy nhiên, muốn trẻ em có được sự an toàn trong nhà trường, điều tiên quyết là phải dạy cho trẻ em những kỹ năng tự thoát thân, thoát hiểm khi gặp những tình huống nguy hiểm, đe dọa sự an toàn của bản thân.

Việc bảo đảm ATTH là vô cùng cấp thiết, nhất là trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Giải pháp căn cơ lâu dài để bảo đảm an toàn về cơ sở vật chất trường học, từ quản lý Nhà nước, phê duyệt thiết kế, tổ chức thi công, duy tu bảo dưỡng, sử dụng trường lớp... đều phải được thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm đến từng chi tiết nhỏ nhất, trong đó không thể không kể tới vai trò giám sát của phụ huynh học sinh, chứ không nên để “mất bò mới lo làm chuồng”...

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.