Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bắc Giang thu gần 6.800 tỷ đồng từ vải thiều

Minh Hoàng - 11:23, 22/08/2022

Năm 2022, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ ở Bắc Giang đạt hơn 199.000 tấn; trong đó, vải chín sớm hơn 61.000 tấn, vải chính vụ hơn 138.000 tấn.

Bắc Giang thu gần 6.800 tỷ đồng từ vải thiều
Bắc Giang thu gần 6.800 tỷ đồng từ vải thiều

Giá bán vải thiều bình quân của cả vụ năm 2022 ước đạt 22.100 đồng/kg. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ vụ năm 2022 của tỉnh Bắc Giang ước đạt 6.785 tỷ đồng; trong đó, doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.411 tỷ đồng (cao hơn so với năm 2021 là 137 tỷ đồng), doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 2.374 tỷ đồng.

Vải thiều Bắc Giang tiếp tục được mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, đạt hơn 123.500 tấn, chiếm khoảng 61,9% tổng sản lượng tiêu thụ. Vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ khắp cả nước, với những địa phương tiêu thụ số lượng lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Huế...

Vải thiều Bắc Giang đã khẳng định được thương hiệu, định vị được giá trị tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu vụ năm nay đạt trên 75.000 tấn, chiếm 38,1% tổng sản lượng tiêu thụ.

Theo đó, vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia, khu vực như EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, một số nước Đông Nam Á, UAE và một số nước khu vực Trung Đông… Trong đó, thị trường Nhật Bản, EU (Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia…) đã được mở rộng về quy mô và sản lượng xuất khẩu, với sản lượng xuất khẩu và tỷ trọng tăng trưởng ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.