Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bắc Giang đã tiêu thụ được gần 192 nghìn tấn vải thiều

Nguyệt Anh (T/h) - 23:09, 26/06/2021

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 26/6/2021, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ gần 192 nghìn tấn vải thiều, đạt hơn 106% so với sản lượng vải thiều dự kiến trong năm 2021.

Vải thiều Bắc Giang
Vải thiều Bắc Giang

Vải thiều được tiêu thụ hiện nay là vải chính vụ, tập trung chủ yếu tại Lục Ngạn với hơn 121 nghìn tấn vải đã được tiêu thụ, ngoài ra còn có tại các huyện Sơn Động, Lục Nam. Giá bình quân dao động từ 12.000 - 28.000 đồng/kg.

Vải thiều tiếp tục được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó sản lượng tiêu thụ trong nước đạt hơn 121 nghìn tấn, cụ thể tiêu thụ tại các chợ đầu mối đạt gần 31 nghìn tấn, tiêu thụ thông qua kênh siêu thị, trung tâm thương mại là 7,2 nghìn tấn, hệ thống bán buôn bán lẻ khác đạt hơn 21,3 nghìn tấn. Đặc biệt, năm nay là năm đầu tiên các sàn thương mại điện tử đã tiêu thụ hơn 5,7 nghìn tấn vải thiều Bắc Giang.

Xuất khẩu đạt hơn 70 nghìn tấn, trong đó tiêu thụ tại Trung Quốc chiếm sản lượng cao nhất với hơn 66 nghìn tấn, ngoài ra vải thiều Bắc Giang cũng đang được tiêu thụ tại một số thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Lào, Campuchia, Úc, thị trường EU.

Sản phẩm vải thiều sấy khô
Sản phẩm vải thiều sấy khô

Để khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vải thiều sấy khô được đẩy mạnh. Hiện, toàn tỉnh có trên 3.200 lò sấy đã đi vào hoạt động, sản lượng vải sấy khô đạt gần 56 nghìn tấn. Giá vải thiều sấy khô dao động từ 40.000 - 55.000 đồng/kg.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.