Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Bắc Giang triển khai Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi

PV - 16:36, 29/03/2022

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022 - 2025.

Quan tâm đẩy mạnh đào tạo nghề cho người DTTS. (Ảnh minh họa)
Quan tâm đẩy mạnh đào tạo nghề cho người DTTS. (Ảnh minh họa)

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, tăng thu nhập cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi; trọng tâm là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Cụ thể, đến năm 2025, tỷ lệ lao động người DTTS qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 17%. Bảo đảm 100% người lao động vùng DTTS và miền núi sau khi đào tạo nghề được cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Theo đó, giai đoạn 2022 - 2025 thực hiện tuyển sinh, đào tạo nghề cho tổng số lao động là 40.800 người gồm: Người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi; cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cơ sở hoạt động GDNN; cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, lao động - việc làm; UBND cấp huyện, cấp xã; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phạm vi thực hiện tại 73 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Lạng Giang theo quy định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra một số giải pháp, đó là: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội về công tác chăm lo, đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế, chính sách về GDNN; các chương trình mục tiêu, đề án, dự án... do Trung ương ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tỉnh.

Kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng trong hoạt động GDNN. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo hiện đại cho các cơ sở GDNN; tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo cho người lao động trong đó có lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về GDNN cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước trong hoạt động GDNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho người lao động vùng DTTS và miền núi. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về GDNN; đào tạo kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tin cùng chuyên mục
Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Từ 1/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 15 năm trở lên, thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài tiền lương hưu, người lao động còn được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.