Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bắc Giang: Triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

PV - 10:51, 28/03/2019

Tỉnh Bắc Giang hiện có tổng đàn lợn trên 1,1 triệu con, đứng thứ 3 cả nước về tổng đàn. Hơn nữa lại là tỉnh nằm trên tuyến đường lưu thông, kết nối với nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Đặc biệt đến thời điểm này, đã có 5 tỉnh, thành phố có bệnh dịch tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang là Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Do đó, nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi(DTLCP) rất lớn.

Sử dụng vôi bột để phòng, chống dịch bệnh tại các khu chăn nuôi là cách làm phổ biến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Sử dụng vôi bột để phòng, chống dịch bệnh tại các khu chăn nuôi là cách làm phổ biến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, tỉnh Bắc Giang hiện đang triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cụ thể như: thành lập 94 đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra liên ngành; 55 chốt kiểm soát động vật; sử dụng gần 12.000kg vôi bột; gần 14.000 lít hóa chất để tiêu độc khử trùng; trên 49 nghìn lượt hộ chăn nuôi, cơ sở kinh doanh, giết mổ, bếp ăn tập thể ký cam kết; tập huấn 1.600 lượt người về công tác phòng, chống dịch bệnh.  Đến nay, chưa phát hiện trường hợp lợn có dấu hiệu nghi mắc bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Theo ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Biện pháp phòng dịch hiệu quả trước hết là khống chế nguồn lây bệnh bên ngoài vào. Tỉnh đã thành lập Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch. Các huyện, thành phố lập Tổ kiểm tra lưu động và thành lập điểm, chốt chặn trên tuyến đường.

Việc ký cam kết “5 không” giữa các hộ chăn nuôi, chủ trang trại với chính quyền các xã đã được triển khai khẩn trương, nghiêm túc. Đó là không giấu dịch; không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh; không mua bán lợn chết; không vứt xác lợn bệnh ra môi trường và không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn. Bên cạnh đó, huy động 100% đội ngũ cán bộ thú y và hệ thống thú y cơ sở để tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về phòng, chống DTLCP cho người chăn nuôi.

Ngoài chỉ đạo của tỉnh, tại các huyện, căn cứ tình hình thực tế đã triển khai các giải pháp riêng. Huyện Lục Ngạn có khoảng 72 nghìn con lợn, trong đó các xã có đàn lợn lớn là Quý Sơn, Phượng Sơn và Mỹ An. Đến nay huyện đã thành lập 3 đoàn, tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra 27/30 xã, thị trấn trong huyện. Huyện thành lập 3 chốt kiểm soát tại các tuyến giao thông trọng yếu. Toàn huyện cung ứng hơn 115 tấn vôi bột và 190 lít hóa chất tiêu độc khử trùng cho các thôn, hộ gia đình (chưa kể người dân tự mua); đã có hơn 2.000 hộ chăn nuôi ký cam kết thực hiện phòng, chống DTLCP, thực hiện chăn nuôi an toàn…

Ông Lê Văn Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh Bắc Giang cho biết: Trước diễn biến lây lan nhanh của DTLCP, về phía Chi cục đã có sự phân công đến từng cán bộ, có nhiệm vụ kiểm dịch tại các trang trại, kiểm tra giám sát cụ thể tình hình vật nuôi trong trang trại trước khi xuất bán. Tuy nhiên, cũng khuyến cáo người tiêu dùng cần có nhận thức đúng về dịch bệnh, không nên tẩy chay thịt lợn. Bởi hiện nay, tỉnh Bắc Giang chưa có dịch, hơn nữa DTLCP không lây sang người. Bên cạnh đó, quy trình chăn nuôi ngày càng được chuyển dịch theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tẩy chay thịt lợn sẽ khiến giá lợn giảm mạnh, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.