Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bạc Liêu: Học sinh mầm non, tiểu học sẽ ngừng đến trường từ 7/3

Hồng Diễm - 08:22, 05/03/2022

Ngày 4/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận có văn bản điều chỉnh thời gian dạy học trực tiếp cho học sinh tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Bạc Liêu chuyển hình thức học do ghi nhận nhiều ca nhiễm trong trường học
Bạc Liêu chuyển hình thức học do ghi nhận nhiều ca nhiễm trong trường học

Theo đó, đối với cấp học mầm non, trẻ sẽ dừng đến trường từ ngày 7/3, đến khi có thông báo mới, đồng thời có biện pháp hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục tại nhà.

Đối với cấp tiểu học, từ 7/3 sẽ chuyển qua học trực tuyến, kết hợp học trên truyền hình và các hình thức phù hợp khác.

Riêng cấp học THCS, THPT (kể cả giáo dục thường xuyên) vẫn duy trì dạy học trực tiếp theo kế hoạch. Chỉ học trực tuyến trong các trường hợp: Khi các em là F0 phải điều trị cách ly tại nhà; lớp học có từ 50% F1 trở lên sẽ học trực tuyến trong vòng 1 tuần. Sau đó, nếu kết quả test nhanh của F1 âm tính sẽ trở lại học trực tiếp; cơ sở giáo dục có từ 50% lớp học trực tuyến sẽ tổ chức dạy trực tuyến cho tất cả các lớp. Ngoài ra, khi cơ sở giáo dục có nhiều giáo viên bộ môn được xác định là F0, F1 và không bảo đảm nhân lực tổ chức dạy trực tiếp sẽ chuyển sang dạy trực tuyến đối với những môn đó.

Việc chuyển đổi hình thức học ở các cấp học, là do thời gian qua khi học sinh các cấp trở lại học trực tiếp tại trường đã làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, số ca mắc Covid-19 là học sinh và giáo viên không ngừng tăng lên. Dù chỉ mới nhập học chưa đầy 1 tháng, nhưng Bạc Liêu đã ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm là học sinh và giáo viên của các trường./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.