Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc chữa bệnh từ cây vông vang

Như Ý - 15:32, 26/11/2021

Cây vông vang còn có tên gọi khác là bông vang, bụp vang, bông vàng, hoàng quỳ... có vị hơi ngọt, tính mát. Cây vông vang là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm đau… rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vông vang mời bà con tham khảo.

Theo dân gian cây vông vang là một vị thuốc đang công dụng, tất cả các bộ phận của cây từ lá, thân và rễ đều là những vị thuốc quý.
Theo dân gian cây vông vang là một vị thuốc đang công dụng, tất cả các bộ phận của cây từ lá, thân và rễ đều là những vị thuốc quý.

Chữa tiểu đục: Dùng rễ vông vang 1 năm tuổi. Đem rễ giã nát, chỉ lấy 1/3 nước, sau đó phơi sương trong 1 đêm và dùng uống khi đói.

Chữa đái dắt và có thai lậu nhiệt: Chuẩn bị mộc thông, hạt vông vang và hoạt thạch bằng lượng nhau. Dùng các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g uống với nước hành. Hoặc có thể dùng các vị sắc lấy nước uống.

Chữa bụng trướng và đại tiện không thông: Chuẩn bị hạt vông vang 20g. Đem sắc uống, dùng 3 thang là khỏi.

Chữa mụn nhọt: Chuẩn bị rễ gai và rễ vông vang bằng lượng nhau. Đem rẽ rửa sạch, để ráo và giã nát rồi đắp lên mụn nhọt.

Chữa rắn cắn: Chuẩn bị hạt hồng bì 20g, lá vông vang 50g và lá dây bông báo 50g. Đem giã nát các dược liệu, dùng nước cốt xoa lên vết cắn. Sau đó đem bã đắp lên vết rắn cắn. Hoặc dùng dược liệu khô, tán bột và rắc lên vết thương.

Dùng hạt vông vang làm thuốc điều trị viêm đường tiểu, di mộng tinh, giảm co giật: Hạt vông vang khô sao vàng, sau đó tán thành dạng bột pha nước uống hàng ngày. Liều dùng khoảng 5g bột/ngày.

Điều trị sỏi thận, sỏi mật: Dùng hạt vông vang 4g và lá thân khô 30g, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 20g sắc nước, lấ khoảng 1,5 lít nước thuốc uống tahy nước hàng ngày.

Điều trị tê thấp, nhức xương khớp: Dùng rễ cây khô 40g sắc uống hoặc ngâm rượu.

Viêm dạ dày: Lấy khoảng 30g đến 40g rễ tươi, rửa sạch sắc với khoảng 2 bát nước, sắc cạn lấy 1 bát nước uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.

Mát gan, giải độc: Dùng lá, thân cây khô 40g (Hoặc 100g cây tươi) đun nước uống thay nước hàng ngày.

Táo bón: Dùng lá thân tươi 80g hoặc khô 40g đun nước uống sau bữa ăn khoảng 10 phút.

Bệnh tiểu đường: Lá, thân khô 40g sắc nước uống trong ngày.

Nấm lưỡi: Nếu bị trắng lưỡi ăn từng vùng, lấy lá vông vang đốt vào củi cháy thành tro, tán bột, trộn với mật ong bôi vài lần là khỏi.

Lưu ý

Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ không nên tùy tiện dùng bài thuốc từ dược liệu này.

Dược liệu không có độc, tuy nhiên dùng dược liệu đắp ngoài da có thể gây dị ứng với những người có làn da nhạy cảm./.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.