Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc dân gian sử dụng cây hy thiêm

Như Ý - 10:06, 09/04/2021

Cây hy thiêm còn có tên gọi khác là cỏ đĩ, cây cứt lợn, hy tiên… Theo y học cổ truyền, cây hy thiêm có vị đắng, tính mát, ít độc, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng hy thiêm.

Thành phần dược tính của hy thiêm giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý
Thành phần dược tính của hy thiêm giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

Chữa gout: Chuẩn bị khoảng100g hy thiêm, thiên niên kiện 50g nấu cùng đường và rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối. Vì gout nguyên nhân chủ yếu cũng do đường ăn uống nên người bệnh cần lưu ý kết hợp chế độ ăn uống khoa học để sớm “đẩy lùi” bệnh.

Chữa bán thân bất toại, phong thấp tê bại chân tay: Lá, cành non sao vàng, tán bột, trộn mật ong, hoàn 5g/ viên, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.

Chữa mụn nhọt, hậu bối (nhọt sau lưng): Hy thiêm, tỏi sống, cỏ roi ngựa mỗi thứ 5g. Giã nát, hòa trong một chén rượu ấm, vắt lấy nước uống, bã đắp vào mụn nhọt. Ngày dùng 1-2 lần.

Chữa cảm mạo, đau nhức đầu: Hy thiêm 12g, tía tô 12g, hành 8g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

Chữa mất ngủ: Hy thiêm 20g, hoa hòe 20g, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 500ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị mất tiếng do cảm gió: Lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa, sao vàng, tán bột. Thêm mật vào làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6g với nước đun sôi để nguội. Uống sau bữa ăn, 15 ngày một liệu trình.

Lưu ý: Kiêng kỵ người thiếu máu không nên dùng độc vị hy thiêm./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.