Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Cây vọng cách chữa bệnh

Như Ý - 16:06, 17/12/2020

Cây vọng cách hay còn gọi là cách và bọng cách. Có tính bình và vị chát, dược lý và thành phần hóa học đa dạng, cây vọng cách được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây vọng cách.

Cây vọng cách
Cây vọng cách

Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ: Dùng 10 – 15 lá vọng cách tươi rửa sạch cùng với nước muối. Để ráo nước và dùng để ăn sống. Chia dược liệu thành 2 – 3 lần sử dụng trong ngày. Mỗi lần dùng 5 lá tươi.

Điều trị bệnh gan, giúp tăng cường chức năng gan: Dùng 10g  lá vọng cách và 20g cây cà gai leo. Mang cả hai vị thuốc rửa sạch cùng với nước muối. Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc trong 30 phút hoặc khi nhận thấy lượng nước thuốc trong nồi cạn dần chỉ còn lại 500ml. Chắt lấy phần nước. Uống nước thuốc ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. Uống trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều trị bệnh đại tràng: Mang 20g lá vọng cách và 10g bạch truật rửa sạch với nước, sau đó phơi khô dưới bóng râm. Dùng thêm 10g khổ sâm đã rửa sạch. Cho các vị thuốc vào ấm đất cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 150ml. Chắt lấy lượng nước thuốc. Uống thuốc ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 – 10 ngày.

Điều trị huyết áp thấp: Mang lá vọng cách rửa sạch với nước, sau đó phơi khô dưới bóng râm. Dùng 15g lá dược liệu khô cho vào tách cùng với 300ml nước đun sôi. Thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút. Uống ngay khi còn ấm. Uống 1 lần/ngày.

Giúp lợi sữa ở phụ nữ sau sinh: Mang lá vọng cách rửa sạch cùng với nước, sau đó phơi khô dưới bóng râm. Dùng 10g lá dược liệu khô cho vào tách cùng với 20g chè vằng và 500ml nước đun sôi. Thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút. Uống ngay khi còn ấm. Uống 1 lần/ngày.

Lưu ý

Nên sử dụng dược liệu theo liệu trình. Mỗi liệu trình từ 5 – 7 ngày. Sau một liệu trình thì tạm dừng. Không nên sử dụng dược liệu liên tục và không nên sử dụng chúng với liều cao./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.