Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc hay từ cây sâm đất

Như Ý - 11:30, 12/08/2021

Sâm đất còn có tên gọi khác là khoai sâm, Hoàng Sin Cô… có vị ngọt thanh, tính mát. Theo đông y sâm đất có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ trị cao huyết áp, giảm lượng đường huyết trong máu. Trong dân gian, bà con thường sử dụng sâm đất kết hợp với những dược liệu khác để chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc từ sâm đất bà con có thể dễ dàng áp dụng.

Trong dân gian, bà con thường sử dụng sâm đất kết hợp với những dược liệu khác để chữa bệnh.
Trong dân gian, bà con thường sử dụng sâm đất kết hợp với những dược liệu khác để chữa bệnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh táo bón: Sử dụng khoảng 30g lá sâm đất, thêm 30g vừng đen đã rang chín, 30g lá vông bánh tẻ, 20g lá thiên lý và cuối cùng là 20g củ đinh lăng. Tất cả những nguyên liệu trên đem đi sơ chế và nấu thành canh để ăn hàng ngày. Hiệu quả sẽ giảm táo bón sau khoảng 3 ngày.

Hỗ trợ điều trị chứng tiểu tiện nhiều: Chuẩn bị nguyên liệu chính đó là 60g sâm đất và 50g rễ cây kim anh. Đem 2 thành phần này đi sơ chế và cho vào nồi nước sắc với 500ml nước. Tiếp tục sắc cho đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng 150ml nước thì có thể dừng và tắt bếp. Để có hiệu quả tốt thì cần sử dụng liên tục trong vòng khoảng 5 ngày và mỗi ngày nên chia làm 2 lần uống.

Bổ huyết: Sử dụng khoảng 40 đến 80g khoai sâm, chế biến sạch sẽ và nấu chung với nước, uống hàng ngày để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

Hỗ trợ điều trị mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt: Trong bài thuốc này chúng ta cần sử dụng cả phần rễ và phần thân của cây sâm đất với liều lượng khoảng 16g. Tất cả đem đun chung với 250ml và để uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc và để giảm các triệu chứng như mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt thì nên duy trì sử dụng trong khoảng 1 tuần.

Hỗ trợ chữa kiết lỵ: Cần chuẩn bị khoảng 100g cỏ sữa cùng với 100g lá sâm đất tươi, tất cả đem đun chung với 400ml nước, đun cho đến khi lượng nước trong nồi còn sấp xỉ còn khoảng 100ml thì dừng đun. Sử dụng nước thuốc làm 2 lần/ ngày, uống thường xuyên để có hiệu quả tốt. Ngoài ra, khi người bệnh có những dấu hiệu như đi ngoài nhiều lần, thì nên thêm vào bài thuốc này khoảng 20g cỏ nhọ nồi để tăng hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Sử dụng sâm đất đem phơi khô và mang đi tán thành bột mịn. Sử dụng bột sâm đất khoảng 10g đã tán mịn trộn chung với 1 lít nước sôi để nguôi. Sử dụng nước thay trà hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có 75g sâm đất tươi (tương đương khoảng 25g sâm đất khô), đem đi sắc với nước để uống hàng ngày. Sử dụng theo liệu trình, mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 1 tháng thì sẽ thấy mức đường huyết trong cơ thể dần ổn định hơn.

Hỗ trợ trị mụn nhọt: Dùng phần hạt của cây sâm đất, đem ngâm chung với nước. Đợi một lúc nó sẽ tạo ra một hỗn hợp keo dính và sử dụng hỗn hợp đó đắp lên chỗ có mụn nhọt.

Chữa cao huyết áp: Sử dụng 12g phần hoa sâm đất tươi hoặc có thể sử dụng hoa khô, đem chúng đi sắc với nước. Sử dụng nước sắc hoa sâm đất hàng ngày sẽ có công dụng giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp và có thể hạn chế tối đa tình trạng huyết áp tăng đột ngột.

Giải nhiệt cơ thể và làm mát gan: Lấy phần lá sâm đất đem nấu canh ăn hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể và giải độc gan rất tốt.

Lưu ý

Mặc dù củ sâm đất rất tốt cho cơ thể, thế nhưng người sử dụng cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng.

Không nên sử dụng sâm đất cho phụ nữ mang thai.

Khi ăn sâm đất có thể dẫn đến hơi đau bụng đối với những người có hệ tiêu hóa kém, chính vì vậy nên làm ấm cơ thể bằng cách ăn 1 vài lát gừng trước khi ăn sâm đất.

Không tự ý áp dụng những bài thuốc kết hợp cùng củ sâm đất./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.