Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc từ cây đại kế

TK - 11:36, 03/08/2020

Cây đại kế mọc hoang ở khắp miền Bắc và miền Trung nước ta. Tính mát (lương) vị ngọt đắng. Tác dụng làm mát máu, cầm máu, khứ ứ, tiêu sưng thũng, thông sữa, giải độc, trị băng lậu (chảy máu phụ khoa) bị đánh té ngã tổn thương, nhọt lở, viêm gan, bạch đới… Bệnh nhân tỳ vị hư hàn thận trọng khi dùng đại kế.

Bài thuốc từ cây đại kế

Ngứa gãi lở loét đỏ tấy: Lá đại kế giã lấy nước cốt uống. Bên ngoài đắp lá đại kế giã nhuyễn thêm ít muối.

Đinh nhọt độc sưng tấy: Đại kế 4 lạng, nhũ hương 1 lạng, minh phàn 5 chỉ. Tán bột uống mỗi lần 2 chỉ với rượu khi mồ hôi ra thì thôi.

Phế ung, nôn ra máu mủ đờm thối: Đại kế tươi toàn cây 2 - 3 lạng (hoặc rễ 1 - 2 lạng). Sắc uống.

Viêm ruột thừa mạn tính: Đại kế tươi 4 lạng rửa sạch giã lấy nước. Mỗi lần uống 1 thìa canh ngày 2 lần.

Bị thương sưng đau, bầm tím: Ðại kế 30g; mộc thông, kim ngân hoa, ngưu tất, sinh địa mỗi vị 20g. Tất cả cho vào ấm, đổ 750ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml nước chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.

Trị rong kinh: Đại kế 25g, trắc bá (sao), lá sen, thiến thảo, rễ cỏ tranh, dành dành (sao vàng), mỗi vị 20g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần, uống trong ngày thuốc còn ấm. Dùng 15 ngày trước chu kỳ kinh. 10 ngày một liệu trình.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đại kế cả rễ 30g, hạ khô thảo, hy thiêm thảo mỗi vị 20g. Cho vào ấm đổ 700ml nước sắc nhỏ lửa 30 phút, uống thay trà hằng ngày. 15 ngày một liệu trình. 

Trị các chứng chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong kinh: Dùng riêng đại kế, sắc uống với liều 9 - 15g. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Chữa ung thư gan, tràn dịch cổ trướng: Đại kê và hàm ếch mỗi vị 80-100g, sắc uống.

Chữa lao, ho ra máu: Đại kế, tiểu kế, lá sen, trắc bá, rễ có tranh, chi tử, đại hoàng, mẫu đơn bì, lượng bằng nhau. sao, nghiền thành bột, mỗi lần 10-15g, uống với dịch ép ngó sen hoặc cà rốt sau bữa ăn.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.