Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc từ cây thành ngạnh

Như Ý - 13:57, 27/01/2023

Cây thành ngạnh còn có tên khác như: Vàng la, cúc lương, thành ngành, cây đỏ ngọn… có vị ngọt kèm theo chút chát và chua. Khi ngậm trong miệng sẽ có vị đắng nhẹ có công dụng giải độc cơ thể, thanh nhiệt, hỗ trợ trị xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, tăng cường sức khỏe, cải thiện tim mạch... Sau đây là một số bài thuốc từ cây thành ngạnh mời bà con tham khảo.

Cây Thành ngạnh có công dụng giải độc cơ thể, thanh nhiệt, hỗ trợ trị xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, tăng cường sức khỏe, cải thiện tim mạch
Cây Thành ngạnh có công dụng giải độc cơ thể, thanh nhiệt, hỗ trợ trị xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, tăng cường sức khỏe, cải thiện tim mạch

Điều trị bệnh đường tiêu hóa: Chuẩn bị khoảng 30g lá cây thành ngạnh đã rửa sạch. Sau đó cho lá cây vào trong ấm nước, đun sôi để uống thay trà. Cần duy trì thực hiện trong 1 tháng để nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Với người có tình trạng xấu hơn ở hệ tiêu hóa, có thể sử dụng thêm lá vối.

Điều trị chân tay mỏi, sốt cao do cảm: Chuẩn bị lá ngải hoa vàng 15g, lá cây thành ngạnh 15g. Phần dược liệu sau khi đã rửa sạch mang sắc cùng 500ml nước, để ở lửa nhỏ cho đến khi nước còn lại 250 ml và chia thành 2 lần uống trong ngày. Để bài thuốc phát huy tốt nhất nên dùng khi còn ấm.

Làm dịu vết bỏng: Cây thành ngạnh có tính mát nên được sử dụng để làm thuốc trị bỏng. Cần chuẩn bị nước vo gạo đặc và 30g lá thành ngạnh tươi. Đem lá thành ngạnh đã rửa sạch để giã nát và trộn cùng nước vo gạo. Sau đó dùng hỗn hợp thoa lên vết bỏng. Duy trì thực hiện trong 1 tuần, vết bỏng sẽ nhanh liền lại, không còn đau rát và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị cao huyết áp, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi: Thang thuốc này cần có 30g thành ngạnh và 15g hoa hòe. Chỉ cần rửa sạch các dược liệu, sau đó cho vào trong ấm và chế nước sôi dùng như trà hàng ngày.

Chữa đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ: Lá cây thành ngạnh 30g, hoa hòe 15g. Tất cả cho vào ấm hãm với 500 ml nước sôi 90 độ. Uống trong ngày thay nước chè.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây thành ngành 1

Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngủ tốt, dùng cho phụ nữ sau sinh: Lá cây đỏ ngọn 30g lá khô (60g lá tươi), lá vối 20g. Đem rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước sôi ủ khoảng 30 phút là có thể dùng được. Uống thay nước hàng ngày. Để hương vị của trà được thơm ngon hơn, nên tráng qua lá cây thành ngạnh với nước sôi trước khi dùng.

Hoặc: Lá cây thành ngạnh 15 - 30g rửa sạch, đun nước sôi hãm thay trà, uống hàng ngày, có thể thêm lá vối.

Hỗ trợ điều trị teo não: Thông đất 5g, thành ngạnh 10g, đem rửa sạch, nấu cùng với 1 lít nước và uống trong ngày. Nên kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, kéo dài trên 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giải độc cơ thể: Lá cây thành ngạnh khô 15g đem hãm với nước sôi để uống thay trà mỗi ngày sẽ giúp thanh nhiệt.

Chữa ho và khàn giọng: Chuẩn bị 20 - 30 lá cây thành ngạnh phơi khô hoặc rễ vỏ cây phơi khô. Đem hãm hoặc sắc nước uống. Nên uống thường xuyên để nhận được kết quả tốt.

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả sử dụng bài thuốc tốt nhất, bà con cần được tư vấn và nhận lời khuyên từ bác sĩ để biết rõ tình trạng bệnh cũng như liều lượng sử dụng sao cho phù hợp với từng bệnh nhân.

Lưu ý:

Thảo dược có thành phần chống đông máu, hạ huyết áp nên tránh sử dụng đồng thời với thuốc chống đông máu, Aspirin, thuốc điều trị bệnh cao huyết áp.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng thảo dược.

Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường khi dùng. Bạn nên ngưng lại và nghe lời khuyên từ bác sĩ.

Tránh lạm dụng quá liều thảo dược cây thành ngạnh.

Trước khi dùng hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc./.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.