Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc từ cây xấu hổ

TK - 09:45, 10/08/2020

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, là một loài cây quen thuộc với chúng ta, thường mọc hoang ở khắp các đồng quê. Cây trinh nữ có rất nhiều công dụng quý trong việc điều trị bệnh, đặc biệt chữa bệnh mất ngủ, giúp an thần rất hiệu quả.

Bài thuốc từ cây xấu hổ

Chữa viêm phế quản mạn tính

Cây xấu hổ 30g, rễ lá cẩm 16g sắc thành thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Điều trị đau ngang thắt lưng, nhức mỏi xương gân

Bài thuốc thứ nhất: Rễ xấu hổ phơi khô mang đi sao vàng, tẩm rượu rồi lại sao khô. Mỗi lần dùng khoảng 20 – 30g sắc thành nước uống trong ngày.

Bài thuốc thứ hai: Kết hợp 20 – 30g rễ xấu hổ sao vàng, tẩm rượu bên trên cùng với rễ cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, dây cam thảo và rễ đinh lăng, mỗi vị 10g sắc thành nước uống trong ngày.

Điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh

Bài thuốc thứ nhất: Dùng 15g xấu hổ sắc thành thuốc uống trong ngày.

Bài thuốc thứ hai: Kết hợp 15g xấu hổ với 15g cúc tần, chua me đất 30g sắc thành nước uống hằng ngày và mỗi buổi tối.

Điều trị viêm da dày, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ

Dùng 10 – 15g rễ cây xấu hổ sắc với nước, uống trong ngày.

Điều trị Zona thần kinh

Dùng lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào vùng da bị tổn thương để giảm đau.

Hỗ trợ làm mát gan

Dùng 40g cây xấu hổ phơi khô sắc thành nước uống hằng ngày.

Điều trị huyết áp cao

Dùng cây xấu hổ 6g, hà thủ ô, tăng ký sinh mỗi vị 8g, cùi bông sứ, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngu, kiến cò mỗi vị 6g kết hợp với 4g địa long, sắc thành nước uống hàng ngày.

Ngoài ra, có thể mang vị thuốc trên tán thành bột, làm thành viên hoàn để uống hằng ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ

Không dùng cây xấu hổ cho người suy nhược cơ thể và người thiên hàn. Đặc biệt, phụ nữ có thai không được sử dụng cây xấu hổ.

Không được dùng kết hợp cây xấu hổ với cây Mimosa.


Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.