Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc từ hoa giấy đơn giản và dễ thực hiện

Như Ý - 14:10, 27/09/2021

Hoa giấy hay còn gọi là bông giấy, biện lý. Theo y học cổ truyền, hoa giấy có vị đắng, mặn, tính ấm, có tác dụng điều kinh, hòa huyết. Trong y học hiện đại, lá cây hoa giấy giúp kháng viêm, chống loét, kháng khuẩn...Sau đây là một số bài thuốc từ hoa giấy đơn giản và dễ thực hiện mời các bạn tham khảo.

Theo y học cổ truyền, hoa giấy có vị đắng, mặn, tính ấm, có tác dụng điều kinh, hòa huyết.
Theo y học cổ truyền, hoa giấy có vị đắng, mặn, tính ấm, có tác dụng điều kinh, hòa huyết.

Chữa khí hư ra nhiều ở phụ nữ: Hoa giấy 10g, hoa mào gà trắng 25g, rau sam 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, uống liền trong 5 ngày.

Hoặc: Hoa giấy 15g, vỏ quả lựu 10g, đậu ván trắng 30g, trắc bạch diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Cần uống trong 5 ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều: Hoa giấy 15g, cây ích mẫu 18g, đậu đen 10g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, cần uống liền trong 5 ngày. Uống trước kỳ kinh nguyệt 7 ngày.

Chữa mụn nhọt chưa vỡ: Hoa giấy tươi 50g, lá đại tươi 30g, lá táo tươi 30g, muối ăn 10 hạt. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ cùng muối rồi đắp vào chỗ đau.

Trị ho: Ho gây ra bởi một phản ứng cụ thể trong đường hô hấp. Ho thường kèm theo các triệu chứng của cúm và mệt mỏi. Để trị ho, hãy nghiền một ít vỏ cây hoa giấy khô thành bột, trộn với nước sôi, để nguội và súc miệng, giúp làm dịu cổ họng.

Hạ sốt: Chiết xuất hoặc trà hoa giấy được chứng minh là có tác dụng hạ sốt hiệu quả. Các đặc tính hạ sốt có trong hoa giấy giúp làm giảm sốt tự nhiên và nhanh chóng. Có thể dùng cách này để hạ sốt cho trẻ em, vì ít có tác dụng phụ. Để pha trà, đun sôi 2 chén nước với 1 thanh quế trong 2 phút. Cho 1 chén hoa giấy tươi vào và đun sôi thêm 2 phút nữa. Lọc lấy nước. Để tăng hương vị trà và tốt cho sức khỏe, có thể thêm mật ong khi uống.

Khắc phục các vấn đề về tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, a xít trong dạ dày và đầy hơi dạ dày, cũng có thể được điều trị bằng nước sắc lá cây hoa giấy. Nước lá có công dụng kháng viêm và làm dịu đường ruột. Hãy đun sôi vài lá cây hoa giấy với 3 chén nước, đến khi còn lại phân nửa. Uống nước này với mật ong để chữa chứng khó tiêu.

Đặc tính khử trùng: Hoa giấy có đặc tính khử trùng hiệu quả. Vì vậy, sử dụng dung dịch của loài hoa này làm sữa rửa mặt sẽ giúp da sạch sâu, ngăn ngừa mụn và làm chất tẩy rửa vết thương. Đồng thời, đặc tính khử trùng của hoa giấy cũng giúp giảm viêm và giảm đau họng tức thì do dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Giải độc cơ thể: Hoa giấy màu tím sở hữu khả năng thanh lọc cơ thể. Dùng hoa giấy màu tím sẽ giúp cơ thể được thải độc tố và các chất có hại khác mà chúng ta nhận được từ chế độ ăn uống không lành mạnh và tiếp xúc với ô nhiễm.

Giảm đau khớp: Một công dụng khác của hoa giấy là có khả năng chống viêm để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, mà phổ biến nhất là đau khớp ở người già. Vì vậy, loại hoa này được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa đau khớp, giúp làm dịu cơn đau một cách hiệu quả.

Duy trì sự cân bằng của cholesterol và huyết áp: Hoa giấy có thể được sử dụng như một thức uống tự nhiên để chữa bệnh cao huyết áp và điều hòa huyết áp. Hợp chất thu được từ hoa giấy khô có khả năng trì hoãn sự tích tụ mảng bám trong mạch máu. Ngoài ra, tiêu thụ trà từ hoa giấy cũng giúp duy trì sự cân bằng của cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đau tim và đột quỵ.

Ngăn ngừa viêm dạ dày: Viêm dạ dày có thể gây ra một số rối loạn, một trong số đó là tình trạng viêm ở các giai đoạn nặng hơn. Để khắc phục tình trạng này, chiết xuất từ ​​hoa và lá của hoa giấy có thể được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa bệnh viêm trong ruột bởi các hợp chất hóa học trong loại hoa này có tác dụng bảo vệ và làm dịu ruột./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.