Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Cây ô môi có lợi ích gì cho sức khỏe?

Như Ý - 15:26, 26/08/2021

Cây ô môi là cây họ đậu, có thân gỗ cao khoảng 10 – 20m, thân nhẵn có màu nâu đen, có vị ngọt, hơi đắng chát, mùi hăng đặc trưng. Lá, quả và vỏ cây ô môi là các bộ phận chính được sử dụng để tạo ra một số vị thuốc. Trong y học cổ truyền cây ô môi là một vị thuốc nam quý có nhiều công dụng điều trị và chữa bệnh mang hiệu quả cao. Sau đây xin được giới thiệu đến bạn đọc những cách dùng cây ô môi làm thuốc.

Trong y học cổ truyền cây ô môi là một vị thuốc nam quý có nhiều công dụng điều trị và chữa bệnh mang hiệu quả cao.
Trong y học cổ truyền cây ô môi là một vị thuốc nam quý có nhiều công dụng điều trị và chữa bệnh mang hiệu quả cao.

Tác dụng nhuận tràng: Lấy khoảng 10g đọt non lẫn già của lá ô môi rồi đun với khoảng 1,2 lít nước và uống mỗi ngày 3 lần sau khi ăn. Uống liên tục trong vòng 1 đến 3 tháng tùy theo tình trạng bệnh.

Điều trị bệnh thấp khớp, giúp tiêu hóa tốt: Lấy 3 – 4 trái ô môi tách ra, lấy phần múi đem ngâm với 1 lít rượu (rượu trên 400C). Ngâm khoảng 30 ngày thì dùng, ngày uống 2 lần mỗi lần khoảng 30ml. Uống trong vòng 1 tuần sẽ thấy kết quả thần kì.

Điều trị viêm khớp: Sử dụng 50g vỏ thân bò cạp nước, dây đau xương, cốt toái bổ mỗi vị 100 g, Nhục quế 30g cùng ngâm trong 1000 ml rượu nếp 30 – 40 độ cồn. Ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được. Liều lượng khuyến cáo: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 60 ml.

Dùng làm thuốc bổ: Ngâm 500 ml rượu nếp nguyên chất 25 – 30 độ cồn với một quả ô môi. Ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được, tuy nhiên để càng lâu hiệu quả càng tốt. Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 2 chén mỗi lần, ngày uống 2 lần trước bữa ăn chính.

Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa: Dùng 3 – 4 quả ô môi tách lấy phần cơm thịt ngâm với 1 lít rượu trên 40 độ trong 30 ngày thì dùng được. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 30 ml. Uống liên tục trong vòng một tuần sẽ thấy hiệu quả kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.

Điều trị lang ben, ghẻ ngứa và nước ăn: Lấy một nắm đọt lá non cây ô môi đem đâm cho nát rồi cho ít muối và phèn chua vào trộn lên cho đều. Sau đó, đắp trực tiếp hỗn hợp lên chỗ bị lang ben, ghẻ và nước ăn. Đắp liên tục như thế đến hết tuần sẽ giúp cho lang ben mờ đi, không còn ghẻ ngứa và chỗ bị nước ăn cũng sẽ lành lại, không còn lở ngứa.

Điều trị viêm da, hắc lào: Dùng lá ô môi rửa sạch, giã nát xát vào vùng da bệnh. Ngoài ra, có thể ngâm lá ô môi giã nát với rượu 40 độ theo tỷ lệ 1:1, dùng bôi vài lần mỗi ngày.

Rượu ô môi: làm thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương. Trung bình một quả ô môi có thể ngâm với 500 ml rượu 25 – 30 độ cồn. Ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được, nhưng càng để lâu càng tốt. Liều dùng: ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.

Lưu ý:

Trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú không được dùng.

Người cao tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu nên trao đổi với thầy thuốc trước khi dùng.

Người có tiền sử dị ứng rượu không được dùng.

Người đang điều trị bệnh, đau dạ dày, có bệnh về gan thận không được dùng.

Cây ô môi thường được dùng để bồi bổ sức khỏe rất tốt tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc về cách dùng và liều lượng phù hợp./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.