Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chương trình 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tổ chức Đoàn công tác học tập kinh nghiệm triển khai Chương trình MTQG 1719

Đăng Diện - 14:26, 23/10/2024

Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.

Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận trao đổi kinh nghiệm triển khai Chương trình MTQG 1719 tại Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum
Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận trao đổi kinh nghiệm triển khai Chương trình MTQG 1719 tại Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum

Đoàn công tác do bà Hồ Thị Kim Lệ, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tỉnh Bình Thuận làm trưởng đoàn. Tham gia Đoàn công tác có 31 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các phòng thuộc Ban; công chức làm công tác dân tộc cấp huyện; cán bộ, công chức các xã triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Tại các địa phương, Đoàn công tác đã đi thăm thực tế nhiều mô hình triển khai phát triển sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc như: Mô hình trồng nấm lim xanh dưới tán rừng tại Gia Lai; Mô hình liên kết sản xuất chanh dây, bắp sinh khối tại Kon Tum; Mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê tại Đắk Lắk.

Đoàn công tác tham quan mô hình trồng nấm lim xanh tại tỉnh Gia Lai
Đoàn công tác tham quan mô hình trồng nấm lim xanh tại tỉnh Gia Lai

Làm việc với Ban Dân tộc các tỉnh, Đoàn công tác đã trao đổi kinh nghiệm triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, nhất là việc triển khai cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 111/NQ-Cp của Chính phủ. Ban Dân tộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình.

Bà Lê Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong cho biết, qua đợt đi tham quan, học tập kinh nghiệm, chúng tôi rất tâm đắc với mô hình trồng nấm lim xanh dưới tán rừng. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư khá lớn, hộ đồng bào khó thực hiện. Thời gian tới, nếu có doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi với hộ dân sẽ giúp hộ đồng bào phát triển được mô hình này, vì tận dụng được diện tích dưới tán rừng.

Còn theo ông Mang Xoa, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Bắc Bình, qua các chuyến đi thực tế, tiếp thu được cách làm hay của các địa phương để về vận dụng vào thực tế tại địa phương.

Nghệ nhân truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng cho các cháu thiếu nhi tại tỉnh Đắk Lắk.
Đoàn công tác tìm hiểu buổi truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng cho các cháu thiếu nhi tại tỉnh Đắk Lắk
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.