Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Thái Sơn Ngọc - 20:43, 19/12/2024

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái làm việc với Đoàn giám sát. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn huyện Bác Ái.

Toàn cảnh giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái.
Toàn cảnh buổi làm việc giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Theo báo cáo của huyện Bác Ái, toàn huyện hiện có 8.407 hộ với 34.998 khẩu sinh sống tập trung tại 38 thôn thuộc địa bàn 9 xã. Trong đó đồng bào DTTS có 6.885 hộ vối 30.237 khẩu, chiếm 81,89% dân số, chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglay. Năm 2024, huyện Bác Ái được cấp trên phân bổ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 do ngân sách Trung ương đầu tư là 183.983 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư 77.816 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 106.167 triệu đồng. Đến nay, toàn huyện đã giải ngân vốn đầu tư 58.452 triệu đồng, đạt trên 75% nguồn vốn phân bổ; vốn sự nghiệp giải ngân 49.458 triệu đồng, đạt 46,58% nguồn vốn phân bổ. Bác Ái phấn đấu hoàn thành giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 được phân bổ trong năm 2024.

Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái phát biểu tại buổi giám sát.
Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái phát biểu tại buổi giám sát

Nguồn lực đầu tư của Chương trình cho 10 Dự án được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng nâng cao đời sống người nghèo vùng đồng bào DTTS, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. 

Tính đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 26,7 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo 7,71%, số hộ nghèo hiện còn 20,74%; 100% xã, thôn có đường giao thông được cứng hóa, đạt tiêu chí nông thôn mới; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; giải quyết việc làm cho hơn 1.300 lao động; có 17 lao động tham gia hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài; bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được bảo tồn và phát huy; 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% số thôn có đội văn nghệ; số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,7%; sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94,9%...

Ông Pi Năng Chấn, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bác Ái trình bày vướng mắc cần có giải pháp tháo gỡ trong việc giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719.
Ông Pi Năng Chấn, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bác Ái trình bày vướng mắc cần có giải pháp tháo gỡ trong việc giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Sau khi nghe báo cáo của UBND huyện Bác Ái và ý kiến của các sở, ngành chuyên môn, phát biểu kết luận buổi giám sát, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc thực hiện giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. 

Ông Dương đề nghị UBND huyện Bác Ái cần xác định nguồn vốn giải ngân đến 31/12/2024 và có báo cáo chi tiết các hạng mục đầu tư. Huyện cần báo cáo cụ thể vướng mắc trong việc giải ngân nguồn vốn được phân bổ các dự án thực hiện trên địa bàn huyện và các kiến nghị đề nghị cấp trên tháo gỡ vướng mắc để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo. Đồng thời, UBND huyện có đánh giá cụ thể hiệu quả Chương trình MTQG 1719 triển khai trên địa bàn Bác Ái làm cơ sở thực hiện giai đoạn 2026- 2030. 

Ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận phát biểu kết luận buổi giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái.
Ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận phát biểu kết luận buổi giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Ya Xiêr

Đổi thay ở Ya Xiêr

Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.