Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bằng lái xe hạng B1 và B11 khác nhau thế nào?

PV - 10:00, 14/11/2017

Ngày càng có nhiều người sử dụng xe số tự động nên Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên giấy phép lái xe số tự động là B11 để tránh nhầm lẫn với B1.

Hiện nay, tại Việt Nam, bằng lái xe (giấy phép lái xe) ô tô phổ biến nhất thường được người dân sử dụng vẫn là bằng hạng B bao gồm B1 và B2. Đây là loại bằng lái dành cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3,5 tấn.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người sử dụng xe số tự động nên nhu cầu có thêm loại bằng lái dành riêng cho xe số tự động nảy sinh. Từ đó, ngày 1/1/2016, bằng lái xe số tự động chính thức được Bộ GTVT bổ sung và áp dụng.

Giấy phép lái xe (Ảnh minh họa) Giấy phép lái xe (Ảnh minh họa)

Nhưng vì bằng lái xe ô tô số tự động được xếp vào hạng bằng B1 và điều này dễ gây nhầm lẫn với bằng B1 cũ nên Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên bằng lái xe số tự động là bằng B11.

 Bằng B11: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; Ô tô tải chuyên dùng số tự động, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Bằng B1: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Như vậy, người có bằng lái xe hạng B11 không được điều khiển xe ô tô số sàn. Trong khi đó, bằng lái xe hạng B1 được phép điều khiển xe ô tô số sàn. Cả hai loại bằng này đều không cho phép hành nghề lái xe.

Người có bằng lái xe hạng B11 điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi "Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển". Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng.

Thời hạn của giấy phép lái xe:

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTV quy định về thời hạn của bằng lái xe như sau:

- Bằng lái xe hạng A1, A2, A3: Không có thời hạn.

- Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì bằng lái được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp./.

Theo vov.vn

Tin cùng chuyên mục
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.