Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo tồn phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí, Pà Thẻn

PV - 14:35, 17/11/2020

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa có Kế hoạch "Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí, Pà Thẻn gắn với phát triển du lịch" năm 2020.

Bảo tồn phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí, Pà Thẻn.
Bảo tồn phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí, Pà Thẻn.

Kế hoạch gồm 2 nhiệm vụ chính là xây dựng mô hình " Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí gắn với phát triển du lịch" tại tỉnh Hà Giang và mô hình "Bảo tồn và phát huy nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Pà Thẻn gắn với phát triển du lịch" tại tỉnh Tuyên Quang.

Trong đó, mô hình "Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí gắn với phát triển du lịch" tại tỉnh Hà Giang sẽ triển khai tại huyện Quang Bình, với các nội dung: Khảo sát, lựa chọn địa điểm, nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí để tổ chức lớp truyền dạy bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí; Tổ chức lớp truyền dạy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí phục vụ công tác bảo tồn, xây dựng sản phẩm phát triển du lịch; Hỗ trợ nguyên liệu, khung dệt, công cụ cho một số hộ gia đình tham gia mô hình trưng bày, trình diễn giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc La Chí phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Mô hình "Bảo tồn và phát huy nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Pà Thẻn gắn với phát triển du lịch" tại tỉnh Tuyên Quang sẽ triển khai tại huyện Lâm Bình, với các nội dung: Tổ chức khảo sát, lựa chọn địa điểm mở lớp truyền dạy, bảo tồn và phát huy nghề thêu, dệt thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Tổ chức lớp truyền dạy nghề dệt, thêu thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn phục vụ công tác bảo tồn, xây dựng sản phẩm phát triển du lịch; Hỗ trợ nguyên liệu, khung dệt, công cụ cho một số hộ gia đình tham gia mô hình bảo tồn, trưng bày, trình diễn giới thiệu sản phẩm dệt thủ công truyền thống của dân tộc Pà Thẻn phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Cùng với đó, Bộ cũng sẽ tổ chức xây dựng mô hình Câu Lạc bộ Cồng chiêng dân tộc Cơ Ho gắn với bảo tồn, phát huy phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lâm Đồng.

Việc tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số và mô hình Câu Lạc bộ Cồng chiêng dân tộc Cơ Ho nhằm tạo nên phong trào văn hóa, văn nghệ vui tươi, lành mạnh, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Cơ Ho, tỉnh Lâm Đồng gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương…

Tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, mô hình bảo tồn thêu, dệt thổ cẩm của người Dao (nhóm Dao Đỏ) gắn với bảo tồn, phát huy xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới cũng đang được triển khai với sự tham gia của 90 học viên là người dân tộc Dao sinh sống trên địa bàn huyện.

Với sự hỗ trợ của Bộ VHTT&DL về trang thiết bị, vật dụng, nguyên liệu phục vụ xây dựng mô hình bảo tồn thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Đỏ, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tổ chức cho các nghệ nhân truyền dạy và thực hành thêu, dệt thổ cẩm cho lớp trẻ giữ được những vốn quý của nghề. Từ đó động viên, khích lệ người dân tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân gắn với phát triển du lịch, đồng thời nhân rộng các mô hình hiệu quả tới bà con dân tộc Dao trên địa bàn trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, một số mô hình đang và sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm gồm: Bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; Câu lạc bộ Văn hóa dân tộc Mường trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; Chế tác và trình diễn đàn tính dân tộc Thái gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu; Bảo tồn, phát huy nghệ thuật “múa xòe, múa sạp” dân tộc Thái trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; Câu Lạc bộ hát dân ca Thái phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An; Đan lát truyền thống của người Khmer trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước…

Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.