Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát xẩm Yên Mô

Nguyệt Anh - 15:01, 30/06/2022

Nghệ thuật hát xẩm đang được bảo tồn, phát huy ở Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, đóng góp quan trọng cho hành trình của Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận hát Xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Một buổi ghi hình hát xẩm tại nhà thờ tổ nghề Hát Xẩm của Chiếu Xẩm Chợ Lồng (huyện Yên Mô)
Một buổi ghi hình hát xẩm tại nhà thờ tổ nghề Hát Xẩm của Chiếu Xẩm Chợ Lồng (huyện Yên Mô))

Yên Mô được coi là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát xẩm. Nơi đây nổi danh với tên tuổi của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu- người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20. Hát xẩm tại Yên Mô có đặc trưng là xẩm chợ, với nhiều làn điệu phong phú, có một số bài hát nổi tiếng do cố nghệ nhân Hà Thị Cầu sáng tác.

Nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật hát xẩm đang có nguy cơ bị thất truyền, từ năm 2014 đến nay, huyện Yên Mô đã mở được nhiều lớp truyền dạy. Các học viên được truyền dạy hiện đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ hát chèo, hát xẩm trên địa bàn huyện.

Sau khi được truyền nghề, các học viên tham gia dàn dựng, biểu diễn chương trình hát xẩm nhằm giới thiệu, quảng bá sâu rộng nghệ thuật hát xẩm tới công chúng và truyền nghề cho lớp trẻ kế cận. Hàng năm huyện giao phòng Văn hóa và Thông tin xây dựng kế hoạch mở các lớp truyền dạy hát Xẩm và lớp nhạc cụ hát Xẩm. Để xây dựng lớp nhạc công trẻ kế cận, huyện đã mở lớp dạy cách sử dụng một số nhạc cụ chính thường được dùng trong hát xẩm (nhị, trống, sênh...).

Ngoài ra, huyện còn tổ chức lớp hát xẩm cho các giáo viên thanh nhạc ở các trường Tiểu học, trung học cơ sở và các em học sinh trên địa bàn huyện nhằm đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống này vào trường học, góp phần từng bước đưa môn nghệ thuật này thấm sâu vào đời sống nhân dân, có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, huyện Yên Mô tổ chức sưu tầm, biên soạn, truyền dạy và phổ biến các bài hát xẩm theo các làn điệu cổ truyền, dàn dựng chương trình hát xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát xẩm thông qua các hoạt động biểu diễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trên địa bàn huyện Yên Mô hiện có hơn 20 câu lạc bộ hát chèo, hát xẩm, thường xuyên tập luyện, giao lưu trong các ngày Lễ, ngày hội tại địa phương và tham gia các cuộc thi do huyện, tỉnh tổ chức. Cứ thế, những làn điệu xẩm đã không còn bó hẹp trong không gian hội làng, hội chùa hay góc chợ, bến xe như trước kia mà nay hát xẩm đã vang lên trên sân khấu, tại các sự kiện văn hóa, chính trị, ngoại giao, du lịch của tỉnh, của huyện Yên Mô.

Với các hoạt động truyền dạy hát xẩm, biểu diễn, phục vụ các sự kiện và biểu diễn phục vụ khách du lịch cùng nỗ lực từ hoạt động của các cơ quan chức năng ở địa phương, nghệ thuật hát xẩm đang được bảo tồn, phát huy ở Yên Mô, đóng góp quan trọng cho hành trình của Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận hát Xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.