Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Bấp bênh nghề chăn nuôi heo

PV - 16:34, 19/11/2018

Theo báo cáo thẩm tra dự án Luật Chăn nuôi của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, hiện nay, chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình chiếm tỷ lệ trên 50%. Với khu vực chăn nuôi này, việc quản lý, kiểm đếm, kiểm soát về con giống, môi trường, chất lượng thức ăn, dịch bệnh tương đối khó khăn. Cũng chính chăn nuôi nhỏ lẻ, hiện là tác nhân kéo tụt năng suất, giá thành tại Việt Nam. Điều này dẫn đến tình trạng giá heo bấp bênh, khi tăng đàn thì giá giảm…

Giá heo tăng… nhưng không dám tái đàn

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện tại, ước tính có 3 triệu cơ sở chăn nuôi heo trên cả nước và khoảng 500.000 hộ chăn nuôi sẵn sàng tham gia nuôi khi heo được giá. Tuy nhiên, nhiều người chăn nuôi vẫn e ngại không dám tái đàn do cuộc khủng hoảng giá từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2018 khiến người dân bị thua lỗ nặng.

Ông Lê Văn Chung, chủ trang trại nuôi heo tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ở thời điểm này giá heo hơi nằm trong khoảng 45-52.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Hiện tại ông chuẩn bị xuất chuồng 1 đàn heo khoảng 30 con, lãi ròng từ 25-30 triệu đồng.

Dù biết việc tái đàn sẽ có lãi nhưng lại thiếu vốn, bởi năm trước, việc chăn nuôi heo đã làm ông lỗ nặng. Theo ông Chung, giá thịt heo hơi tăng vùn vụt trong thời gian qua là do người nuôi đã ngán chăn nuôi do một thời gian dài phải “chết dần, chết mòn” vì thua lỗ.

Nghề chăn nuôi heo tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, khi đầu ra phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu tiểu ngạch. Nghề chăn nuôi heo tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, khi đầu ra phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu tiểu ngạch.

Còn ông Trương Quang Cường, chủ một trang trại chăn nuôi heo ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) cho rằng, thị trường của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, đã thế lại theo đường tiểu ngạch nên giá heo nay tuy tăng nhưng chưa biết chừng mai lại sụt. Người chăn nuôi chúng tôi không có sức để theo nổi sự bấp bênh của thị trường.

Theo phân tích của các nhà chuyên môn, người dân lo lắng là có lý dù giá heo đã tăng trở lại. Từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2018, giá heo giảm sâu khiến nhiều hộ phải bỏ trống chuồng. Đối với các hộ nuôi heo nái cũng cắt giảm đàn tối đa, một số trang trại chuyên nuôi heo nái đã giảm từ 20% đến 40%, một số khác lại chuyển sang nuôi heo thịt. Như vậy, nguy cơ tới đây lợn giống sẽ khan hiếm, giá sẽ tăng đột biến khiến người chăn nuôi tiếp tục hứng chịu khó khăn. Mặt khác, sau một thời gian bán tống bán tháo để cắt lỗ, giờ lượng heo thịt tồn đọng trong dân không còn nhiều. Nguồn cung heo cũng giảm so với trước đây vì một số hộ dân, doanh nghiệp đã cạn vốn và không tái đàn.

Trong khi đó, phía Trung Quốc lại bắt đầu nhập khẩu lợn qua đường tiểu ngạch, bù lại sản lượng thiếu hụt do dịch tả lợn châu Phi hoành hành tại nước này hồi tháng 9 vừa qua. Các chuyên gia nhận định, khi đã cân bằng được thị trường cung cầu thịt heo sau dịch bệnh, nhiều khả năng Trung Quốc lại dừng nhập thịt heo từ chúng ta. Bởi vậy, nếu giờ đây khi giá tăng, người chăn nuôi lại ồ ạt tái đàn thì tình cảnh thua lỗ như thời gian vừa qua, nhiều khả năng lại tái diễn. Với sự bấp bênh của thị trường như vậy, thử hỏi làm sao người chăn nuôi không lo lắng?

Cần sản xuất lớn để tránh rủi ro

“Nếu tái đàn thì phải một năm nữa mới có thể xuất chuồng. Trong một năm đó, không ai có thể biết chắc điều gì có thể xảy ra. Với mức giá dao động từ 45-52.000 đồng/kg như hiện nay là rất tốt. Nhưng liệu rằng đến năm 2019, có còn giữ được mức giá này hay không? Đây vẫn còn là câu hỏi lớn”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, ông Nguyễn Kim Đoán nhận định.

Ông Đoán nói thêm, sau đợt khủng hoảng giá heo vào năm ngoái và việc giá heo liên tục tăng như hiện nay, chính là bước ngoặt hình thành nên quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo theo hướng tập trung thành quy mô lớn. Trong tương lai, mô hình chăn nuôi heo nhỏ lẻ cũng suy yếu dần.

Nhìn chung, ngành chăn nuôi heo nước ta có nhiều lợi thế như: Nhân lực trong ngành có truyền thống và nông dân Việt Nam rất chịu khó, cần cù, thông minh; các doanh nghiệp rất năng động.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong 10 năm tới, ngành chăn nuôi heo sẽ gặp những thách thức lớn do cạnh tranh ngày càng tăng...

Để vượt qua những thách thức trên, cần những giải pháp như, Nhà nước cần xây dựng chiến lược điều hành tổng thể ngành chăn nuôi. Tổ chức và quy hoạch sản xuất gắn với thị trường. Tổ chức quản lý tốt dịch bệnh, giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp và người chăn nuôi cần bắt tay xây dựng hợp tác theo chuỗi; áp dụng khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn chăn nuôi, công nghệ chuồng trại để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng thịt, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Đầu tư vào giết mổ và chế biến thịt, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu…

Theo các chuyên gia, trong 10 năm tới, ngành chăn nuôi heo sẽ gặp những thách thức lớn do cạnh tranh ngày càng tăng. Thịt heo Việt Nam không chỉ bị cạnh tranh bởi thịt heo Mỹ, Braxin, Hà Lan mà thậm chí là còn cả Trung Quốc và Nga. Chi phí chăn nuôi cao và khó khăn trong kiểm soát môi trường... có thể khiến nhu cầu về thịt heo chững lại.

NHƯ Ý

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!