Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Bất cập trong phân định vùng DTTS và miền núi

PV - 13:59, 05/07/2019

Phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển là cơ sở để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển vùng DTTS và miền núi. Nhưng kết quả phân định này vẫn còn nhiều hạn chế, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ chưa đạt hiệu quả.

Bài 2: Hạn chế trong phân định vùng theo trình độ phát triển

Tạo tâm lý “thích được nghèo”!

Việc phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển được triển khai từ năm 1996, đến nay đã có 4 lần được tổ chức thực hiện tương ứng với Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn: 1996-2005, 2006-2010, 2011-2015 và 2016-2020. Trên cơ sở phân định này, Chính phủ đã triển khai các chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng; hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS.

Trong 3 khu vực được phân định thì các địa bàn thuộc khu vực III (khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK) được thụ hưởng những chính sách đặc thù nhất cũng như được ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển. Nhưng điều này cũng tạo ra “phản ứng phụ” không mong muốn, đó là tâm lý “thích” được trở thành địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK để thụ hưởng chính sách.

Phân định vùng DTTS và miền núi khoa học sẽ xây dựng được những chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp cho vùng “lõi nghèo”. (Ảnh minh họa) Phân định vùng DTTS và miền núi khoa học sẽ xây dựng được những chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp cho vùng “lõi nghèo”. (Ảnh minh họa).

Còn nhớ, sau khi danh sách thôn ĐBKK, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I giai đoạn 2016-2020 được ban hành (theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017) thì hai xã Tiền Phong và Đồng Văn của huyện Quế Phong (Nghệ An) được phân định là xã khu vực II. Trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng như trong những chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, đại diện chính quyền hai xã này đều cho rằng, việc địa phương không thuộc khu vực III là không hợp lý.

Nguyên nhân được các xã đưa ra là do tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn rất cao. Theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg, ngày 03/11/2016 về tiêu chí xác định thôn ĐBKK, xã thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020 thì tiêu chí quan trọng nhất là tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo phải từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải từ 35% trở lên) thì được phân định là xã khu vực III. Ở phương diện này, hai xã Tiền Phong và Đồng Văn đều “đạt chuẩn”.

Sau khi xem xét các tiêu chí xác định xã khu vực III, xã Tiền Phong và xã Đồng Văn đã được “đặc cách” đưa vào danh sách xã khu vực III giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 103/QĐ-TTg, ngày 22/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với 2 xã này còn có 20 xã của các địa phương khác trên các địa phương khác trên cả nước cũng được điều chỉnh từ xã khu vực II sang xã khu vực III.

Cấp thiết xây dựng bộ tiêu chí phù hợp

Trong một Hội thảo góp ý tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đã đặt câu hỏi: Chúng ta đang dựa vào kết quả phân định để ưu tiên đầu tư. Thế nhưng, sau hơn 20 năm (tính từ năm 1996), số xã, thôn bản ĐBKK được ưu tiên đầu tư không giảm, mà lại tăng. Phải chăng đầu tư theo tiêu chí phân định không hiệu quả?

Câu hỏi của ông Bùi Sỹ Lợi cũng là trăn trở của những người tâm huyết với sự phát triển vùng DTTS và miền núi. Trao đổi với phóng viên, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương cho rằng, cách phân định vùng DTTS và miền núi hiện nay còn rất nhiều hạn chế.

Dẫn chứng việc phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, không tính đến yếu tố địa hình, độ cao, đặc điểm địa chất, khí hậu,… ông Hoàng Xuân Lương phân tích: Một xã khu vực III ở trung du đồi núi thấp hoàn toàn khác xã khu vực III đồi núi cao. Ở đồi núi cao, địa hình chia cắt, lại thường xuyên chịu thiệt hại do thiên tai, nhất là lũ ống, lũ quét. Vì vậy, nếu nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng bố trí cho hai xã này như nhau thì xã khu vực III đồi núi cao không thể đuổi kịp xã khu vực III đồi núi thấp; bởi chỉ cần một trận lũ quét, lũ ống thì xem như tan hoang.

Rõ ràng, việc phân định lại miền núi, vùng cao, xác định lại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK là cần thiết và cấp bách. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà nước làm căn cứ hoạch định các chính sách kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi cho giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 29/3/2019, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBDT phê duyệt Kế hoạch xây dựng Đề án “Xây dựng bộ tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi”. Theo kế hoạch, sau khi dự thảo Đề án được xây dựng, từ tháng 6, Ban soạn thảo sẽ tổ chức các cuộc hội thảo tham vấn ý kiến các bộ ngành, địa phương; dự kiến dự thảo Đề án sẽ trình Chính phủ trong tháng 8/2019.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.