Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Bất ngờ về nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề ở Sa Ná

PV - 14:24, 26/08/2019

Bão số 3 gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất đã khiến hơn 10 người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn, Thanh Hoá) bị chết và mất tích; thiệt hại về kinh tế ước tính 120 tỷ đồng. Vì sao bản nghèo biên giới này lại chịu hậu quả nặng nề đến vậy? Kết quả điều tra của Tổng cục Khí tượng Thủy văn hé lộ bất ngờ, bên cạnh mưa lũ thì những thân gỗ lớn từ biên giới Việt-Lào là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại.

Suối Son chảy qua bản Sa Ná là một nhánh của sông Luồng (một chi lưu của sông Mã), bắt nguồn từ Lào chảy vào Việt Nam trên địa phận xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Do ảnh hưởng của bão số 3 năm 2019, lượng mưa ở phần thượng lưu suối Son trên đất Lào rất lớn, khiến lưu lượng nước mạnh có thể mang được những cây gỗ có đường kính trên 1,5m, dài từ 15 đến 20m từ các cánh rừng của Lào về Việt Nam.

“Dòng nước lũ kèm cây cối bị dồn vào đoạn suối hẹp hơn so với trước đó, nên gia tăng tốc độ và chuyển hướng, hướng thẳng vào các ngôi nhà ở bản Sa Ná chứ không chảy theo dòng suối uốn lượn bên cạnh bản như lũ nhỏ. Đây là nguyên nhân chính gây thiệt hại về người, tài sản của bản Sa Ná”, báo cáo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định.

Những thân gỗ lớn từ biên giới Việt-Lào là một trong những nguyên nhân chính gây ra thiệt hại. Những thân gỗ lớn từ biên giới Việt-Lào là một trong những nguyên nhân chính gây ra thiệt hại.

Trên địa bàn Sa Ná, nơi lũ quét qua còn rất nhiều cây gỗ Pơ Mu, Sa Mộc lớn mắc lại. Những cây này đã khô, theo điều tra loại gỗ lớn, đặc hữu này chỉ còn ở các cánh rừng thuộc đất Lào và biên giới Việt-Lào.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến với địa phương, sớm có biện pháp phá dỡ các khối đá khiến dòng chảy suối Son bị co hẹp tự nhiên; Không tái định cư cho người dân bản Sa Ná tại khu vực đã xảy ra lũ quét và trong các khu vực thường xuyên ngập nước, nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ quét.

Mới đây (20/8), đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) do ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT (Bộ NN&PTNT) dẫn đầu đã đến kiểm tra, thăm và tặng quà bà con vùng lũ quét Sa Ná, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Tại đây, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: hiện cả nước có 100.000 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở. Số lượng các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm có dấu hiệu tăng lên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Đặc biệt, việc xây dựng các công trình dân cư phòng chống lụt bão, đặc biệt ở khu vực miền núi cần được tính toán kỹ, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT cũng cho biết, Chính phủ rất quan tâm đến công tác PCTT nhưng nguồn lực có hạn trong khi phạm vi nguy hiểm, rủi ro rất lớn. Vậy nên, ngoài nguồn lực của Chính phủ, các địa phương phải tích cực chủ động phòng chống, cùng với Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng, theo dõi diễn biến mưa lũ, có hành động sơ tán dân nhanh chóng kịp thời.

Về vấn đề khắc phục hậu quả sau mưa lũ vừa qua tại bản Sa Ná, ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết, dự kiến đến ngày 31/11/2019 bà con bị thiệt hại do lũ quét sẽ được lên khu tái định cư mới.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.