Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bến Tre: Nông dân khóc ròng vì giá dừa khô

PV - 14:27, 21/01/2019

Là vụ thu hoạch cuối của năm để chờ đón Tết, nhưng năm nay nét buồn hiện rõ trên khuôn mặt của người dân trồng dừa tỉnh Bến Tre, bởi chưa năm nào giá dừa xuống thấp chỉ còn từ 20.000-25.000 đồng/chục (12 trái).

Bà Nguyễn Thị Năm, xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm (Bến Tre), cho biết, bình thường nếu giá dừa xuống thấp, người dân hy vọng đến dịp Tết Nguyên đán giá sẽ tăng vì cận Tết nhu cầu nguồn nguyên liệu dừa làm bánh mứt tăng cao. Nhưng những ngày gần đây, giá dừa thu mua tại vườn bà Năm chỉ có 26.000 đồng/chục thấp hơn 10.000 đồng/chục so với giá thu mua cách đây 1 tháng. Với hơn 1.500 trái dừa bà Năm chỉ thu bán được hơn 3 triệu đồng.

Dừa khô nguyên liệu tập kết chờ thương lái đến mua. Dừa khô nguyên liệu tập kết chờ thương lái đến mua.

Bà Năm chia sẻ: “Tết năm nay sẽ kém vui vì đã thu nhập kém lại còn phải lo vốn để bón phân, thuê nhân công bồi bùn (phù sa) cho dừa, giúp dừa chống chọi vào mùa hạn mặn đang đến có đủ dinh dưỡng cho trái vào năm sau. Với tình trạng giá dừa thấp như hiện nay, cuộc sống người dân thời gian tới sẽ khó khăn.

Nhiều tháng nay, hơn 4.000m2 đất trồng dừa khô nguyên liệu của ông Nguyễn Văn Hải, xã Phú Long, huyện Bình Đại (Bến Tre) chỉ bán được giá không đến 22.000 đồng/chục, có nhiều lúc thương lái không đến mua.

Ông Hải cho biết, do số lượng ít nên nhiều lúc thương lái không đến mua, không phải riêng gia đình ông, nhiều hộ trồng dừa cũng gặp tình trạng tương tự. Nếu cứ tình trạng giá dừa giảm kéo dài, chắc phải tính đường trồng sang cây khác.

Anh Nguyễn Văn Lót, thương lái thu mua dừa tại Giồng Trôm cho biết, đây là lần đầu tiên giá dừa giảm sâu vào lúc cận Tết Nguyên đán, so với 3 ngày trước giá dừa giảm hơn 8.000/chục. Hiện anh Lót thu mua dừa người dân đã hái sẵn chỉ 22.000 đồng/chục, nếu anh Lót thu mua tự hái dừa giá chỉ còn 15.000-17.000 đồng/chục.

Theo anh Lót, giá dừa xuống thấp do trước đó nhà sản xuất bánh kẹo Tết mua dừa dự trữ vì lo lắng giá dừa tăng cao vào dịp Tết, dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung. Bên cạnh đó, nguồn dừa trong nước không xuất khẩu được ra nước ngoài khiến giá dừa xuống thấp như hiện nay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh có diện tích trồng dừa hơn 72.000ha, sản lượng hơn 550.000 tấn; trong đó, hơn 75% diện tích trồng dừa khô nguyên liệu.

Theo ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, giá dừa xuống thấp do ảnh hưởng chung giá dừa trên thế giới. Mặt khác, giá dừa xuống thấp nhưng các hộ trồng dừa có liên kết bao tiêu sản phẩm với các công ty, công ty vẫn mua với giá sàn 50.000 đồng/chục. Bên cạnh đó nếu nông dân trồng dừa theo chuẩn hữu cơ thì giá dừa vẫn giữ mức từ 60.000-70.000 đồng/chục, khi đó người nông dân vẫn có lời.

Thời gian qua, tỉnh Bến Tre cũng đang từng bước hướng người dân sản xuất trái dừa theo chuỗi giá trị sản phẩm; thông qua các hình thức liên kết sản xuất theo tổ Hợp tác, Hợp tác xã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty chế biến tại Bến Tre nhằm tạo đầu ra ổn định cho người nông dân. Đồng thời, tuyên truyền tới người dân thay đổi vườn dừa già cỗi cho năng xuất kém hiệu quả, thay đổi giống dừa có chất lượng, trồng dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ để cho ra sản phẩm chất lượng cao cung cấp thị trường trong ngoài nước.

Hiện tại, Bến Tre có 9 hợp tác xã, 37 tổ hợp tác, 11 tổ liên kết trồng dừa có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty chế biến.

PHÚC HẬU

Tin cùng chuyên mục
Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản

Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã từng bước thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại; tổng hợp nhu cầu, hỗ trợ thiệt hại kịp thời người nuôi trồng thủy sản, xây dựng kế hoạch và giải pháp khôi phục. Vượt lên khó khăn, mất mát, những người nuôi trồng thủy sản (NTTS) nơi đây đang nỗ lực khắc phục thiệt hại để tiếp tục tái sản xuất.