Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Bệnh lao phổi, hiểm họa khôn lường cần lưu ý

Như Ý - 18:33, 23/08/2023

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, Đồng thời, đây cũng là căn bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

(Tổng hợp) Bệnh lao phổi, hiểm họa khôn lường cần lưu ý

Lao phổi và những triệu chứng thường gặp

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phát đồ. 

Lao phổi chia làm hai thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Bệnh lao ngoài phổi gồm nhiều loại như: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu. Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Tùy thuộc vào sức khỏe và để kháng của từng người mà bệnh lao ở phổi có thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân lao không có hoặc có ít biểu hiện các triệu chứng bệnh, do đó rất khó phát hiện được bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn này.

(Tổng hợp) Bệnh lao phổi, hiểm họa khôn lường cần lưu ý 1

Ở nền bệnh lao tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Người bị mắc bệnh lao phổi thường có những triệu chứng điển hình gồm:

Ho: Đây là triệu chứng của bệnh phổi cấp và mãn tính. Ho có thể thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, giãn phế quản,… và điển hình lào lao. Trong trường hợp ho trên 3 tuần và đã dùng thuốc kháng sinh mà không thuyên giảm thì nguy cơ mắc bệnh lao là rất lớn.

Khạc ra đờm: Khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản.

Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng bệnh lao phổi phổi biến chiếm khoảng 60% người mắc bệnh, xuất hiện khi có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

Đau ngực, khó thở: Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dể nhận thấy nhất. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.

(Tổng hợp) Bệnh lao phổi, hiểm họa khôn lường cần lưu ý 2

Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS,… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu thì phải đến cơ sở y tế khám ngay.

Sốt: Triệu chứng sốt cao, sốt thất thường và đặc biệt là sốt nhẹ kèm hiện tượng gai lạnh về chiều.

Ra mồ hôi: Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hô là gây rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm.

Cơ thể mệt mỏi: Do tác động tâm lý, stress gây nên các ức chế khiến người bệnh lao cảm thấy mệt mỏi.

(Tổng hợp) Bệnh lao phổi, hiểm họa khôn lường cần lưu ý 3

Các biến chứng của bệnh lao phổi

Bệnh nhân mắc bệnh ho lao là nguồn lây vi khuẩn cho người lành nhiều nhất, đặc biệt thể lao ở phổi có vi khuẩn AFB dương tính trong đờm. Nếu không điều trị sớm và dùng thuốc không đúng phác đồ, bệnh có thể gây nguy hại tới tính mạng bởi những biến chứng sau:

Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Tràn dịch màng phổi có nước dịch vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, đôi khi là dịch hồng hoặc đỏ. Tràn khí màng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi, triệu chứng chủ yếu là đau ngực đột ngột bên có tràn khí và khó thở. Khi khí và dịch tràn ra nhiều quá sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí khiến người bệnh bị ngạt thở và tử vong. Do vậy, cần xử lý ngay tràn dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho bệnh nhân.

Lao thanh quản: Thường biểu hiện bằng khàn tiếng, thay đổi giọng nói, nuốt đau, đau tai. Khám thường thấy loét ở dây thanh âm hoặc những nơi khác thuộc đường hô hấp trên, cần xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch khi bệnh nhân đang bị lao phổi tiến triển.

Nấm Aspergillus phổi: Có những trường hợp bệnh lao đã được chữa khỏi nhưng vẫn để lại các hang. Các hang này sau đó có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fummigatus. Nhiễm nấm có thể dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.

Rò thành ngực: Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đủ thuốc, không đủ thời gian hoặc lao kháng thuốc có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.

(Tổng hợp) Bệnh lao phổi, hiểm họa khôn lường cần lưu ý 4

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Để phòng nhiễm bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ra cộng đồng cần thực hiện:

Với người chưa bị bệnh:

Cần tiêm phòng vaccine BCG (phòng bệnh lao) cho trẻ ngay tháng đầu sau khi sinh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi.

Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Với người bệnh lao phổi

Người bệnh phải đeo khẩu trang. Khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định. Đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được xử lý đúng phương pháp. Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh vì vi khuẩn sẽ bị chết dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vi khuẩn sẽ tồn tại rất lâu.

(Tổng hợp) Bệnh lao phổi, hiểm họa khôn lường cần lưu ý 5

Phương pháp điều trị bệnh lao

Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy người mắc bệnh lao không cần quá lo lắng về bệnh. Người mắc bệnh lao sẽ được điều trị thuốc chống lao từ 6 đến 12 tháng, chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2 tháng.

Giai đoạn duy trì: Kéo dài 4 tháng đến 10 tháng.

Trong thời gian điều trị, người bệnh lao phải tuyệt đối tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ về thời gian sử dụng thuốc, liều lượng sử dụng. Nếu dùng không đúng loại thuốc, đủ liều lượng và thời gian chữa trị…đều có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, dẫn tới bệnh lao càng khó kiểm soát hơn. Ngoài ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị lao.

Tuy nhiên, thuốc điều trị lao cũng mang lại một số tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân. Vì thế người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, thăm khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi chẩn đoán mức độ tiến triển và khả năng đáp ứng thuốc để điều chỉnh kịp thời tránh gây tình trạng tốn kém lâu dài bệnh không biến chuyển.

(Tổng hợp) Bệnh lao phổi, hiểm họa khôn lường cần lưu ý 6

Chăm sóc bệnh nhân mắc lao phổi

Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm đúng nơi quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. Cần tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh. Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.

Xử lý chất thải ở bệnh nhân lao là bước quan trọng để tránh việc lây lan lao ra cộng đồng, một số chất dịch như đờm và đồ chứa của bệnh nhân lao cần được đốt hoặc xử lý. Bệnh nhân mắc HIV/AIDS cần uống INH 300mg/ngày trong suốt 6 tháng để dự phòng lao. Một số đối tượng như người đái tháo đường, loét dạ dày… cần được tầm soát bệnh lao thường xuyên để phòng bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp phòng các biến chứng.

Là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Mặc dù bệnh lao phổi có thể hoàn toàn chữa khỏi nhưng sẽ mất nhiều thời gian do điều trị kéo dài, vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần lập tức đến ngay các bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán, điều trị, tránh để lâu dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3175/VPCP-KGVX ngày 10/5/2024 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện các quy định bảo đảm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược liệu.