Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Bình Định: Nhiều cơ sở văn hóa công biến thành nơi kinh doanh cá nhân

PV - 10:50, 04/09/2019

Những năm qua, nhiều cơ sở văn hóa của tỉnh Bình Định như: Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh, Thư viện, Bảo tàng... bị xẻ thịt cho tư nhân thuê làm nơi kinh doanh. Điều đáng nói, sự việc đã được cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ và chấm dứt hợp đồng cho thuê, nhưng các đơn vị này vẫn kéo dài tình trạng, khiến dư luận bức xúc.

Cơ sở văn hóa biến thành quán cà phê, bãi đỗ xe

Thư viện tỉnh Bình Định nằm ở một vị trí đắc địa, giao nhau với các đường lớn của TP. Quy Nhơn nên rất thuận lợi để kinh doanh. Vì thế hàng chục năm nay, lãnh đạo Thư viện đã cho một cá nhân thuê trọn khoảng sân trước để mở quán cà phê mang tên “Góc phố dịu dàng”.

Điều đáng nói là, việc cho thuê này không có phương án đấu giá công khai theo Luật cho thuê tài sản công. Sau khi thuê, chủ quán cà phê này tự lập hàng rào chắn đường đi, chỉ để một lối nhỏ cho bạn đọc trong khuôn viên của Thư viện. Không những vậy, một số phòng làm việc của Thư viện tỉnh đã trở thành chỗ ở của nhân viên quán cà phê. Thêm vào đó, khoảng diện tích phía trước và sau trong khuôn viên Thư viện tỉnh cũng trở thành bãi đậu, đỗ xe ô tô các loại.

Án ngữ mặt trước Bảo tàng tỉnh là quán cà phê có tên “BaTA’S COFFEE”, lấn cả không gian trưng bày một số hiện vật ngoài trời. Án ngữ mặt trước Bảo tàng tỉnh là quán cà phê có tên “BaTA’S COFFEE”, lấn cả không gian trưng bày một số hiện vật ngoài trời.

Trao đổi về tình trạng này, ông Võ Văn Nhiếng, Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Định lý giải: Quán cà phê chỉ là căng tin phục vụ cho bạn đọc để giải khát. Gần 10 năm nay, cơ quan đã ký hợp đồng cho thuê từng năm một (12 triệu đồng/năm) với bà Võ Thị Ngọc Vân, với diện tích khoảng 100m2; riêng bãi giữ xe ô tô, cơ quan cũng tận dụng diện tích phía sau để trống, nên đã cho khoảng 10 chiếc làm chỗ đậu (khoảng 3-5 năm), với giá 300 nghìn đồng/chiếc/tháng.

Tương tự, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định cũng có vị trí thuận lợi nên cũng được một cá nhân thuê để kinh doanh cà phê. Ông Bùi Tĩnh, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng tỉnh cho biết: Quán cà phê này đã có từ những “đời” nhiệm kỳ trước, giờ tôi chỉ ký lại thôi. Cơ quan đã lấy một phần đất trong khuôn viên với khoảng 100m2, để ký hợp đồng cho thuê từng năm một (7 triệu đồng/tháng), với bà Lê Thị Hoàng Oanh (Chủ doanh nghiệp thương mại Ba Miền).

Tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Định, gần một nửa diện tích (bao gồm mặt bằng tầng trệt và một số phòng ở tầng trên) cũng đang được cơ quan này cho thuê để kinh doanh cà phê, thể dục thẩm mỹ, yoga...

Ông Mai Ngọc Thinh, Phụ trách Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh thông tin rất rõ ràng: Trung tâm Văn hóa tỉnh được đầu tư xây dựng mới và đi vào hoạt động năm 2008. Và kể từ thời điểm đó, cơ quan đã bắt đầu lấy mặt bằng trong trung tâm cho thuê. Hiện nay, cơ quan đã ký hợp đồng cho thuê từng năm với 3 đơn vị. Trong đó, từ năm 2016, ký hợp đồng cho thuê với doanh nghiệp Thương mại-Dịch vụ GSM, mang tên Hội quán Văn hoá-Du lịch (30 triệu đồng/tháng); khoảng năm 2010 ký hợp đồng với CLB Eva Hiếu (10 triệu đồng/tháng); năm 2016 ký hợp đồng với CLB Yoga Quang Trung (5 triệu đồng/tháng).

Cố tình vi phạm?

Được biết, để cho thuê các mặt bằng trên, các đơn vị đã lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh gửi Sở Tài chính tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, nhận thấy đề án này thiếu minh bạch, nên Sở Tài chính đã đề nghị ngừng cho thuê.

Cụ thể, ngày 31/1/2019, Sở Tài chính Bình Định có Công văn số 266/STC-QLGCS gửi UBND tỉnh báo cáo tình hình sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tại đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; cũng như kèm theo phụ lục của Sở Tài chính cho ý kiến về việc một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa-Thể thao (VHTT) Bình Định ký hợp đồng cho thuê tài sản công không đúng quy định và đề nghị chấm dứt hợp đồng.

Đến ngày 13/5/2019, Sở Tài chính Bình Định có Công văn số số 1136/STC-QLGCS về việc thẩm định “Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết của các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch”. Theo đó, Sở Tài chính đã yêu cầu Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh (Sở VHTT Bình Định) làm rõ mục đích cho thuê tài sản công và việc cho thuê này đảm bảo phù hợp theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Mặc dù, đã có nhiều công văn đề nghị ngừng việc cho thuê, nhưng không hiểu vì lý do gì, các cơ sở kinh doanh này vẫn ngang nhiên hoạt động. Thậm chí, trả lời báo chí ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VHTT Bình Định còn cho rằng: “Chủ trương cho thuê mặt bằng của Trung tâm Văn hóa tỉnh, Thư viện tỉnh, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đã có sẵn từ lâu. Nhưng cụ thể như thế nào thì Sở không nắm được. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc cho thuê mặt bằng tại những đơn vị này có đúng hay không. Nếu có vấn đề gì chúng tôi sẽ xử lý”.

Có thể nói, câu trả lời của người đứng đầu ngành VHTT tỉnh Bình Định là chưa thỏa đáng. Bởi các đơn vị này đều trực thuộc Sở này và thời gian cho thuê là rất lâu nhưng Sở lại không nắm? Dư luận đặt câu hỏi, việc cho thuê tài sản công, các đơn vị có thông qua đấu giá công khai; nguồn thu tài chính từ việc cho thuê kinh doanh, dịch vụ có được minh bạch và sử dụng vào mục đích gì; Sở VHTT Bình Định có trách nhiệm như thế nào trong việc các công trình văn hóa là tài sản công đem cho thuê kinh doanh, dịch vụ nhiều năm nay?

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.