Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Bình Phước: Ngăn chặn tình trạng cầm cố, mua bán đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 10:06, 16/04/2019

Trong những năm qua, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, không ít hộ dân người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã phải cầm cố đất, vay nặng lãi… dẫn đến mất đất và lâm vào tình cảnh đói nghèo.

Một trong nhiều diện tích đất trồng điều người dân ở xã Bình Minh, huyện Bù Ðăng (Bình Phước) đã cầm cố để lấy tiền trả nợ. Một trong nhiều diện tích đất trồng điều người dân ở xã Bình Minh, huyện Bù Ðăng (Bình Phước) đã cầm cố để lấy tiền trả nợ.

Xã Bù Gia Mập thuộc huyện Bù Gia Mập là xã biên giới hiện có 1.716 hộ dân với 70% số dân là đồng bào DTTS, trong đó có 243 hộ nghèo. Năm 2018, toàn xã có 105 hộ cầm cố đất với diện tích 166,8ha, số tiền 16,952 tỷ đồng; 9 hộ bán đất, diện tích 10ha, số tiền hơn 2 tỷ đồng; 14 hộ bán điều non, diện tích 24ha, số tiền hơn 2 tỷ đồng; 25 hộ vay nặng lãi với số tiền là 1,678 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo xã Bù Gia Mập, đây chỉ là phần nổi, còn trên thực tế rất nhiều hộ dân bằng các cách thức khác nhau đã ngấm ngầm cầm cố, sang nhượng đất, vay nặng lãi. Ðây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo hiện nay ở xã Bù Gia Mập.

Được biết, tình trạng cầm cố, sang nhượng đất, vay nặng lãi mà đối tượng bị hướng tới là đồng bào DTTS không chỉ xảy ra trên địa bàn huyện Bù Gia Mập mà xuất hiện ở nhiều địa phương khác trong tỉnh. Bên cạnh đó, do nhận thức của đồng bào chưa cao cho nên việc cầm cố đất, bán điều non, bán đất trong đồng bào DTTS chủ yếu là thỏa thuận miệng hoặc bằng giấy viết tay mà không được công chứng, chứng thực, dẫn đến tình trạng tranh chấp gây mất trật tự ở nhiều địa phương.

Trước thực trạng trên, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước Phạm Thị Ánh Hoa cho biết: Ðể khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý các giao dịch mua bán điều non, vay tiền không thuộc hệ thống ngân hàng thương mại, cầm cố đất, bán đất có hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

UBND tỉnh cũng chỉ đạo khi tổ chức họp, hội nghị cấp xã và thôn cần lồng ghép mời già làng, Người có uy tín, bí thư chi bộ, trưởng thôn đến để tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc cầm cố, sang nhượng đất, vay nặng lãi; cảnh giác về phương thức, thủ đoạn của một số đối tượng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, thiếu hiểu biết của đồng bào DTTS nhằm trục lợi bất chính. Về lâu dài, UBND các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn cần chủ động đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo thuận lợi cho đồng bào thế chấp vay vốn ngân hàng, hạn chế vay tiền với lãi suất cao.

NHẤT SƠN

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.