Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

Chính sách đầu tư thúc đẩy bình đẳng giới- Lan tỏa các hoạt động tích cực trong đồng bào DTTS

Mạnh Cường - 11:06, 22/07/2025

Sau gần 5 năm triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), dấu ấn nổi bật là sự lan tỏa các hoạt động tích cực làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đại bộ phận đồng bào DTTS về bình đẳng giới.

Dự án 8 đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS về bình đẳng giới (Ảnh Phương Nghĩa Hiệp).
Dự án 8 đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS về bình đẳng giới (Ảnh Phương Nghĩa Hiệp).

Từ chuyển biến về nhận thức

Trong thời gian qua, các nội dung can thiệp của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tác động chủ yếu đến việc nâng cao nhận thức, từ đó thay đổi hành động của nhiều đối tượng khác nhau, trong đó chú trọng đối tượng đích là phụ nữ và trẻ em gái vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, nhiều hoạt động của Dự án 8 đã tác động tích cực, tạo sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của người dân; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS, cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp. Qua đó, góp phần trao cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái, từng bước khẳng định vai trò trong gia đình và tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng, cùng các địa phương giải quyết tốt một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đơn cử như tại tỉnh Lai Châu, đến nay, đã có nhiều chỉ tiêu của Dự án 8 đạt và vượt Nổi bật là toàn tỉnh hiện đã thành lập và duy trì hoạt động của 403 tổ truyền thông cộng đồng; đã có 62 địa chỉ tin cậy cộng đồng được củng cố, nâng chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có/hoặc thành lập mới; Hội LHPN phối hợp các ngành hữu quan đã tổ chức 132 lớp tập huấn; 16 hội thi; 111 cuộc đối thoại chính sách…

Sau gần 5 năm triển khai các hoạt động của Dự án 8, Chương trình MTQG 1719, các địa phương đã thành lập và duy trì hoạt động 10.393 tổ/nhóm truyền thông cộng đồng để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”; xây dựng 14.404 mô hình truyền thông cộng đồng; phát hành 221.943 tài liệu/ấn phẩm truyền thông về bình đẳng giới; hỗ trợ theo gói cho 10.345 bà mẹ sinh đẻ an toàn và chăm sóc tại nhà sau sinh.

Thực hiện Dự án 8, tính đến tháng 5/2025, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã hỗ trợ triển khai 573 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS; thí điểm, nhân rộng 2.521 địa chỉ tin cậy hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình. Đã biên soạn 7.112 tài liệu hướng dẫn, tổ chức 926 lớp tập huấn nâng cao năng lực với 42.361 lượt người tham gia; thành lập và duy trì hoạt động 1.766 câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi tại trường học trong thôn bản, nhà sinh hoạt cộng đồng với 49.691 người tham gia...

Sau gần 5 năm triển khai các hoạt động của Dự án 8, các địa phương đã thành lập và duy trì hoạt động 10.393 tổ/nhóm truyền thông cộng đồng để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” (Ảnh: Thúy Hống).
Sau gần 5 năm triển khai các hoạt động của Dự án 8, các địa phương đã thành lập và duy trì hoạt động 10.393 tổ/nhóm truyền thông cộng đồng để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” (Ảnh: Thúy Hống).

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Thông tin từ Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 cho thấy, nguồn lực đầu tư từ Dự án 8 cũng đã giúp các địa phương xây dựng 48 chương trình phát triển năng lực thực hiện bình đẳng giới; tổ chức 826 lớp đào tạo, tập huấn đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới, nâng cao năng lực cho các cấp làm công tác bình đẳng giới với 33.367 lượt người tham gia. Đồng thời, tổ chức 554 buổi tọa đàm, giao lưu, nói chuyện chuyên đề nhằm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và Người có uy tín trong đồng bào DTTS, với 76.713 lượt người tham gia.

Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sau 5 năm thực hiện, Dự án 8 cơ bản hoàn thành 4 nội dung trọng tâm: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; bảo đảm tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; trang bị kiến thức kỹ năng thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, trong giai đoạn tới, Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò đơn vị nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ, trẻ em gái tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các chính sách cụ thể, đặc thù thúc đẩy bình đẳng giới và hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi trong Chương trình giai đoạn 2026-2030. Qua đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030”.

Trong định hướng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026-2030, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia yêu cầu, các địa phương cần chủ động lồng ghép, bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện.

Tin cùng chuyên mục
Trăn trở những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An chậm tiến độ: "Giải pháp là nhìn trời..." (Bài 2)

Trăn trở những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An chậm tiến độ: "Giải pháp là nhìn trời..." (Bài 2)

Dù không thiếu vốn để thực hiện những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An do sử dụng nguồn ngân sách từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tuy nhiên những đại dự án bao năm qua vẫn trong tình trạng dang dở, kéo dài. Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm Nguyễn Văn Long bộc bạch: Giải pháp là nhìn trời chứ không có cách nào khác. Chỉ cần không mưa, nước sông không dâng cao thì sẽ thi công ngay, bất kể thời gian