Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Bình Thuận: Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

PV - 10:13, 13/03/2023

Các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được tập trung quyết liệt thực hiện đạt một số kết quả bước đầu.

Đường giao thông nông thôn xã đồng bào Chăm Phan Hiệp (Bắc Bình)
Đường giao thông nông thôn xã đồng bào Chăm Phan Hiệp (Bắc Bình)

Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững. Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) các chương trình MTQG, ban hành quy chế hoạt động của BCĐ và chỉ đạo các địa phương thành lập BCĐ các chương trình MTQG cấp huyện, ban quản lý các chương trình MTQG cấp xã để triển khai thực hiện. Đôn đốc các sở, ngành địa phương khẩn trương phối hợp thực hiện các chương trình MTQG theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách và các hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương.

Đến cuối tháng 5/2022, nguồn vốn ngân sách Trung ương mới phân khai nên chủ yếu thực hiện các bước triển khai chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, các sở, ban, ngành và các địa phương đã cố gắng triển khai, thực hiện lồng ghép nhiều chương trình để đầu tư cho nông thôn, nhất là vùng đồng bào DTTS. Theo đánh giá của UBND tỉnh, tình hình thực hiện các chương trình MTQG trong năm 2022 khá toàn diện trên các nội dung, mức sống của người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, người dân đồng tình ủng hộ ngày càng sâu rộng.

Nguồn vốn ngân sách tỉnh thực hiện đầu tư cho các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi để hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới thông qua việc đầu tư các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn nên một số tiêu chí thực hiện chương trình MTQG năm 2022 đạt được cao như: giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 đạt 0,6% (tăng 124% so với kế hoạch), giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt 16,95% (tăng 565% kế hoạch).

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư, năm 2022 Bình Thuận được giao dự toán ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình MTQG là trên 269,8 tỷ đồng. Đến cuối tháng 1/2023, kết quả giải ngân kế hoạch vốn là trên 114,1 tỷ đồng, đạt 42,3% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư phát triển đã giải ngân trên 77,8 tỷ đồng, đạt 44,7% KH; vốn sự nghiệp giải ngân trên 36,2 tỷ đồng, đạt 37,9% kế hoạch.

Năm 2023, Bình Thuận được giao vốn 365,6 tỷ đồng; trong đó chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên 168,6 tỷ đồng, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là trên 53,7 tỷ đồng và chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên 143,2 tỷ đồng. Chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ Ban Dân tộc, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tham mưu trình UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bố dự toán ngân sách Trung ương năm 2023 đảm bảo đúng quy định.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, nhiều nội dung mới đòi hỏi tập trung thời gian để tiếp cận, nghiên cứu. Việc ban hành một số văn bản hướng dẫn triển khai còn chậm nên tỉnh ta gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các nội dung của các chương trình MTQG.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, nhiều giải pháp đề ra trong thời gian tới. Cụ thể, phân bổ giao kế hoạch kịp thời để các chủ đầu tư chủ động triển khai hoàn thành các dự án và giải ngân đúng tiến độ. Các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, dân cư nông thôn về các chương trình MTQG. Hàng năm phát động phong trào thi đua ở tất cả các cấp, ngành, các đơn vị và đoàn thể; đồng thời, triển khai, hướng dẫn các cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện các nội dung của chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu, bền vững…

Tin cùng chuyên mục
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.