Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Bình Định: Phân bổ hơn 248 tỷ đồng đầu tư cho miền núi và giảm nghèo

L.Phương - 22:41, 09/03/2023

UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phân bổ hơn 248 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.

Với số vốn được phân bổ, tỉnh Bình Định sẽ tập trung phát triển hạ tầng khu vực miền núi và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất
Với số vốn được phân bổ, tỉnh Bình Định sẽ tập trung phát triển hạ tầng khu vực miền núi và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất

Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định được phân bổ hơn 138 tỷ đồng. Dùng để thực hiện các dự án ở vùng đồng bào DTTS và miền núi như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, thế mạnh của cac vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất đời sống trong vùng DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch...

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, kinh phí được phân bổ gần 110 tỷ đồng. Số tiền này dùng hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; phát triển giáo dục, tạo việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo...

Tính đến cuối năm 2022, số lượng hộ nghèo và cận nghèo của Bình Định là 39.027 hộ, tỷ lệ nghèo đa chiều là 9,04%. Tỉnh Bình Định đề ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2023, tạo việc làm cho 28.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 700 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 18,21%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 62%, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1,8%.

Tin cùng chuyên mục
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.