Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Bình Thuận: Triển khai Dự án thực hiện bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Uyển Nhi - 18:59, 25/11/2022

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025.

Nhiều nội dung truyền thông sẽ được đổi mới, gần gũi hơn với hội viên, phụ nữ (Trong ảnh: Buổi truyền thông về kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc tại xã Đức Bình, huyện Tánh Linh)
Nhiều nội dung truyền thông sẽ được đổi mới, gần gũi hơn với hội viên, phụ nữ (Trong ảnh: Buổi truyền thông về kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc tại xã Đức Bình, huyện Tánh Linh)

Hiện nay, nhiều địa phương đã và đang đồng loạt triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, nhằm thúc đẩy chăm sóc phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số.

Dự án 8 là một trong 10 dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tại 51 tỉnh, nhằm đẩy mạnh, chăm lo đến đối tượng yếu thế là phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy quyền, trao cơ hội cho họ vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Hội LHPN tỉnh Bình Thuận đã phối hợp Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch giai đoạn triển khai đến các cơ quan, đơn vị và địa phương. Theo đó, dự án sẽ thực hiện tại 20 thôn/12 xã thuộc 4 huyện. Tập trung vào 4 nội dung là tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”; xây dựng và nhân rộng các mô hình tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo và Người có uy tín.

Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bình Thuận có 20 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập và duy trì hoạt động, có 15 tổ tiết kiệm vay vốn thôn, 1 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, có 3 địa chỉ tin cậy cộng đồng được củng cố, 5 câu lạc bộ “thủ lĩnh của sự thay đổi”…

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...