Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm

Nguyệt Anh (T/h) - 11:30, 09/03/2022

Vào năm 1906, nhiếp ảnh gia người Mỹ - Edward S. Curtis đã thực hiện một bộ ảnh về các bộ tộc người da đỏ của nước Mỹ và văn hóa của họ. Kết thúc chuyến hành trình của mình, ông đã cho ra đời một bộ tác phẩm gồm 20 tập với hơn 1.500 bức ảnh và tài liệu ghi lại lịch sử, cuộc sống, phong tục tập quán của gần 80 bộ tộc người da đỏ khác nhau trên khắp nước Mỹ.

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm

Người da đỏ là cộng đồng người dân bản địa sống tại Hoa Kỳ từ hàng nghìn thậm chí hàng triệu năm trước. Họ là những người dân du mục được cho là đến từ châu Á khoảng hơn 12.000 năm trước đây, thông qua “cầu nối” là vùng đất Alaska hiện nay. Theo thống kê vào đầu thế kỉ XX, có khoảng gần 80 bộ tộc người da đỏ khác nhau sinh sống trên khắp nước Mỹ.

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm 1

Trên thực tế, nhiều học giả ước tính rằng, vào thời điểm mà những nhà thám hiểm châu Âu tìm ra lục địa Châu Mỹ, tại đây đã có trên 50 triệu người bản địa sinh sống.

Trong số đó, khoảng 10 triệu người sống tại vùng đất sau này được đặt tên là Hoa Kỳ. Đó chính là những bộ tộc người da đỏ đầu tiên. Sau hàng thế kỉ sinh sống thành các bộ tộc nhỏ, những người da đỏ đã hình thành cộng đồng riêng, họ sống bằng nghề săn bắt hái lượm và sống hòa hợp với thiên nhiên.

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm 2

Văn hóa của những người Mỹ bản địa có lịch sử đến hàng trăm năm và được phát triển cùng với thiên nhiên. Mọi yếu tố trong cuộc sống người dân da đỏ đều được dựa trên sự phát triển của Trái đất.

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm 3

Các bộ tộc người da đỏ tôn thờ linh hồn của các loài động vật như những vị thần. Tuy nhiên họ vẫn giết thịt chúng để làm thực phẩm và quần áo. Họ sẽ không bao giờ bỏ phí bất cứ phần nào của các loài động vật, họ ăn thịt, dùng lông làm áo, sử dụng da làm trống và xương để chế tạo nên các công cụ, vũ khí.

Những người da đỏ tin rằng, linh hồn các loài động vật sẽ sống mãi cùng linh hồn bộ lạc. Họ chạm khắc những "totem" hình mặt thú trên khúc gỗ để biểu trưng cho linh hồn người thân trong gia đình hay nhân vật quan trọng trong bộ tộc.

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm 4

Trong nền văn hoá của người Mỹ bản địa, người ta tin rằng mỗi người đều mang linh hồn của một loài động vật nhất định. Khi họ chết đi, linh hồn của họ sẽ sống trong con vật đó.

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm 5

Sống bằng săn bắt và hái lượm đơn thuần, những người dân da đỏ rất tôn trọng tự nhiên. Họ coi thiên nhiên là một món quà của thượng đế và luôn quan niệm rằng, cần phải tôn kính và quý trọng thiên nhiên.

Cuộc sống của họ thường xoay quanh gia đình. Họ sống một cuộc sống hài hòa, yên bình cẩn thận, hạn chế tối đa việc đổ chất thải ra môi trường.

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm 6

Cuộc sống yên bình của những người da đỏ kết thúc khi các nhà thám hiểm châu Âu đi đầu là Columbus phát hiện ra “vùng đất mới” này. Những “nhà thám hiểm” này đuổi những người bản địa ra khỏi nơi ở của họ và chiếm đất để xây nhiều khu đô thị mới.
Nhiều cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra nhưng kết quả là, diện tích sống của các bộ tộc người da đỏ ngày càng bị thu hẹp, nhiều bộ tộc thậm chí đã biến mất.

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm 7

Sau nhiều năm đấu tranh, cuối cùng chính phủ Mỹ cũng nhận ra tầm quan trọng của những bộ tộc người da đỏ. Nhiều bảo tàng được dựng lên và hệ thống giáo dục cũng đưa lịch sử về các bộ tộc người Mỹ bản địa vào giảng dạy như một cách để bày tỏ sự tôn trọng đến những người dân bản địa này.

Bộ ảnh cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên" của người da đỏ cách đây hơn 100 năm 8

Ngày nay, một số bộ tộc người da đỏ vẫn còn sinh sống ở một số vùng nhất định của Mỹ. Dù số lượng không nhiều nhưng những người dân da đỏ vẫn mang trên mình niềm tự hào về nguồn gốc và sức sống của bộ tộc mình.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.