Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bộ Công an công bố dạng thức đề thi đánh giá tuyển sinh đại học chính quy CAND năm 2022

T.Hợp - 09:10, 09/04/2022

Bộ Công an vừa có Quyết định số 2409/QĐ-BCĐ ban hành dạng thức đề thi đánh giá của Bộ Công an năm 2022. Đây là căn cứ tuyển sinh và đào tạo của các học viện, trường đại học công an nhân dân.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bài thi đánh giá tuyển sinh đại học chính quy công an nhân dân năm 2022 của Bộ Công an gồm 2 phần: Phần trắc nghiệm và phần tự luận. Thí sinh làm bài thi trong thời gian 180 phút (trong 1 buổi), trong đó phần trắc nghiệm 90 phút và phần tự luận 90 phút.

Bài thi được Bộ Công an dự kiến tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông khoảng 10 ngày (thời gian cụ thể sẽ thông báo sau).

Thí sinh được lựa chọn một trong 4 mã đề thi theo nguyện vọng thí sinh đã đăng ký khi sơ tuyển:

CA1 (Phần trắc nghiệm lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh; Phần tự luận Toán).

CA2 (Phần trắc nghiệm lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh; Phần tự luận Ngữ Văn).

CA3 (Phần trắc nghiệm lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc; Phần tự luận Toán).

CA4 (Phần trắc nghiệm lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc; Phần tự luận Ngữ văn).

Tổng điểm của bài thi là 100 điểm, trong đó phần trắc nghiệm tối đa 60 điểm và phần tự luận tối đa 40 điểm.

Thí sinh làm phần trắc nghiệm trên phiếu trả lời trắc nghiệm và làm phần tự luận trên giấy thi theo mẫu của Bộ Công an.

Đề thi sẽ gồm kiến thức cụ thể như sau: Phần thi trắc nghiệm, đánh giá kiến thức của thí sinh ở cả 3 lĩnh vực:

Lĩnh vực khoa học tự nhiên gồm 25 câu (mỗi câu 1 điểm) tương ứng với 25 điểm; kiến thức cốt lõi gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học. Trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: Cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.

Lĩnh vực khoa học xã hội gồm 25 câu (mỗi câu 1 điểm) tương ứng với 25 điểm; kiến thức cốt lõi gồm Lịch sử, Địa lý, Văn hóa kinh tế xã hội. Trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: Cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.

Ngôn ngữ (thí sinh được lựa chọn một trong hai ngôn ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc theo nguyện vọng thí sinh đăng ký khi sơ tuyển) gồm 20 câu (mỗi câu 0.5 điểm) tương ứng với 10 điểm, được đánh giá theo 4 cấp độ: Cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.

Phần tự luận, thí sinh được lựa chọn một trong hai lĩnh vực Toán học hoặc Ngữ văn theo nguyện vọng thí sinh đăng ký khi sơ tuyển:

Môn Toán học: từ 3 - 5 câu với 40 điểm, trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: Cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao.

Môn Ngữ văn: gồm 2 câu với 40 điểm thuộc kiến thức lớp 12: Câu 1 đọc hiểu với 10 điểm. Câu 2 làm văn với 30 điểm.

Thí sinh thi lần lượt làm phần trắc nghiệm (tối đa 90 phút), thí sinh nộp bài tại chỗ cho cán bộ coi thi và tiếp tục làm phần tự luận (tối đa 90 phút).

Kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an chiếm 60% tổng điểm xét tuyển, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiếm 40% tổng điểm xét tuyển./.

Thí sinh thi tại các học viện, trường đại học CAND theo nguyện vọng thí sinh đã đăng ký khi sơ tuyển. Riêng các thí sinh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các học viện, trường đại học CAND ở phía Bắc sẽ thi tại các trường đại học CAND ở phía Nam.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.