Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Bộ Công an vô hiệu gần 400.000 trang web lừa đảo

Minh Thu - 11:31, 09/09/2024

Thông tin từ Bộ Công an cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an đã vô hiệu hóa gần 400.000 trang web có dấu hiệu lừa đảo trên không gian mạng.

Từ tháng 3/2024 đến tháng 8/2024, lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 trang web, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến.
Từ tháng 3/2024 đến tháng 8/2024, lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 trang web, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến

Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, người phát ngôn Bộ Công an, tình trạng lừa đảo qua mạng diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là việc lập nên các trang, website giả mạo của các cơ quan tổ chức đơn vị giống đến 99% hay lập các trang Facebook, Fanpage và các nhóm Zalo, việc lừa đảo này có tổ chức.

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến phức tạp; trong tháng 8/2024, cả nước xảy ra 815 vụ, tăng hơn 11%, chiếm gần 16% trong cơ cấu tội phạm, trong đó tội phạm lừa đảo qua mạng chiếm gần 55% tổng số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đáng chú ý, hiện có trên 50% các vụ lừa đảo sử dụng không gian mạng. Tội phạm sử dụng nhiều thủ đoạn, như giả mạo các cơ quan, tổ chức thuế, ngân hàng, cơ quan công an… để gọi điện thoại lừa gạt; giả mạo trang web của các tập đoàn, công ty, thương hiệu lớn để thu hút vốn đầu tư, tuyển dụng nhân sự; lập các trang Facebook có logo của các trường đại học để lừa đảo tiền học phí, tiền lệ phí...

Thời gian qua, lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an đã phát hiện những vụ án rất lớn trên không gian mạng với đầy đủ quy trình, quy phạm, giáo trình hướng dẫn các bước… đưa một người bình thường mắc bẫy.

“Các đối tượng triệt để sử dụng các ứng dụng, công nghệ, phương tiện hiện đại để thực hiện hành vi phạm tội, hoạt động ẩn danh, khó truy vết. Phần lớn hoạt động có tổ chức, nhưng chỉ liên lạc, móc nối qua không gian mạng, không có tiếp xúc, trao đổi trực tiếp. Chúng tôi dự báo trong thời gian tới, lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục là chủ đề không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực quốc tế đều phải đối mặt” - Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên nhận định.

Bộ Công an khuyến cáo người dân trong trường hợp có nghi ngờ về hoạt động phạm tội thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết (Ảnh minh họa).
Bộ Công an khuyến cáo người dân trong trường hợp có nghi ngờ về hoạt động phạm tội thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết. (Ảnh minh họa)

Về công tác phòng ngừa, Bộ Công an đã chỉ đạo cơ quan các cấp nhấn mạnh công tác tuyên truyền. Lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao duy trì 3 kênh trên không gian mạng: Facebook, Tiktok, Zalo để trao đổi, tuyên truyền phổ biến các thông tin về tội phạm trên không gian mạng; tập trung cảnh báo thường xuyên đối với loại tội phạm này...

Cùng với đó, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành chủ động ngăn chặn các lỗ hổng như ngăn chặn sim rác, giảm tải sim rác, đảm bảo chính chủ sử dụng thuê bao; phối hợp với Ngân hàng chống tài khoản ảo, triển khai áp dụng biện pháp kiểm tra sinh trắc học khi chuyển tiền trên 20 triệu đồng.

Riêng về công tác đấu tranh, Bộ Công an đã chỉ đạo nhiều chuyên đề, kế hoạch, tập trung điều tra, xét xử nghiêm các vụ lừa đảo trên không gian mạng. Chủ động rà soát, vô hiệu hóa các trang web, tài khoản mạng xã hội nghi vấn giả mạo các cơ quan, tổ chức để lừa đảo trên không gian mạng (từ tháng 3/2024 đến tháng 8/2024 đã vô hiệu hóa hơn 400.000 trang web, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến).

Để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, đặc biệt là lừa đảo qua mạng, Bộ Công an đề nghị các cơ quan báo chí quan tâm khai thác, lan tỏa thông tin cảnh báo tội phạm, góp phần nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác cho Nhân dân. Đề nghị người dân thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tội phạm, nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm; cảnh giác khi nhận các cuộc gọi mà người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, yêu cầu điều tra, giải quyết vụ án qua điện thoại; thận trọng, rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động phạm tội thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.


Tin cùng chuyên mục
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.