Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bò khai - Từ rau rừng thành sản phẩm hàng hóa

PV - 08:42, 28/06/2019

Trong số 37 sản phẩm OCOP Bắc Kạn được công nhận năm 2018, có một sản phẩm đặc biệt của huyện Ba Bể, đó là rau bò khai. Từ một loại rau rừng mọc hoang dại, rau bò khai được thuần hóa, trở thành nông sản hàng hóa nổi bật của địa phương.

Rau bò khai giúp người dân có thu nhập ổn định. Rau bò khai giúp người dân có thu nhập ổn định.

Cách đây hơn chục năm, chị Liêu Thị Hợp, thôn Bản Ngù 1, xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã tìm ra con đường thoát nghèo từ cây rau bò khai - một loại cây khá sẵn ở Bản Ngù. Năm 2006, chị Hợp nhận thấy rau bò khai được nhiều người ưa chuộng nên đã mở rộng diện tích đất vườn đồi của gia đình để trồng hơn 1.000m2. Sau 1 năm, rau bò khai của gia đình chị Hợp đã cho thu hoạch được trên 5 tạ. Với giá trung bình 20-25 nghìn đồng/kg, 5 tạ rau bò khai mang về cho chị Hợp ngót 10 triệu đồng. Năm tiếp theo, chị Hợp mở rộng diện tích trồng rau bò khai lên 2.000m2. Từ rau bò khai, mỗi năm gia đình chị thu về trên 20 triệu đồng.

Thôn Bản Ngù 1, xã Cao Trĩ hiện có trên 30 hộ dân trồng khoảng 5ha cây rau bò khai. Từ nhiều năm nay, do nhu cầu tiêu thụ mạnh, thương lái đến thu mua rau tận nhà nên đầu ra tương đối ổn định, người dân có thể sống được từ cây rau bò khai. Nhận thấy hiệu quả từ loại rau này, năm 2014 Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Hội LHPN xã Cao Trĩ tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc để bà con nông dân áp dụng đúng kỹ thuật, tăng năng suất và hiệu quả của cây rau bò khai. Nhiều lớp dạy nghề trồng rau an toàn được mở ra đã thu hút nhiều hội viên phụ nữ ở xã Cao Trĩ tham gia. Từ đó, kỹ thuật, cách chăm sóc rau bò khai được nhân rộng.

Với chủ trương từ UBND xã Cao Trĩ, năm 2016, tổ hợp tác sản xuất rau bò khai mang tên HTX Sang Hà được thành lập. Bà Trương Thị Tuế, Giám đốc HTX Sang Hà cho biết: “Từ khi thành lập đến nay, chúng tôi đã mở rộng diện tích trồng cây rau bò khai tại địa phương lên 12ha. Riêng năm 2018, sản lượng rau bò khai của HTX xuất bán được 25 tấn. HTX hiện có 27 thành viên trồng rau bò khai, ngoài ra còn có 60 hộ liên kết trồng ở một số xã trên địa bàn huyện. Thu nhập bình quân của mỗi xã viên HTX đạt từ 2-3 triệu đồng/tháng. Sản phẩm rau bò khai của HTX khi mang đi giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ đều tiêu thụ nhanh chóng”.

Để có thể cho ra đời sản phẩm rau bò khai mang thương hiệu được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, trong thời gian qua, người trồng rau bò khai ở Ba Bể đã được tập huấn kỹ thuật, quy trình chăm sóc cây rau. Nhờ đó, các hộ trồng rau bò khai đã có ý thức cao, đặc biệt tuân thủ quy trình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn.

Nhờ đó, từ mọc hoang dại trong tự nhiên với năng suất thấp, cây rau bò khai đã được “thuần hóa” và phát triển thành nông sản hàng hóa chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn 3 sao OCOP vào năm 2018, trở thành nông sản đặc trưng của địa phương.

“Lợi ích kinh tế từ cây rau bò khai đã được khẳng định trong thực tế. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục phát triển mạnh cây rau bò khai để loại cây này trở thành nông sản hàng hóa. Mới đây, UBND huyện Ba Bể đã quy hoạch, định hướng phát triển cây rau bò khai trở thành nông sản hàng hóa chất lượng, hướng tới sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao. Để đạt được điều này, HTX sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, áp dụng khoa học-kỹ thuật, tuân thủ quy trình sản xuất sạch, an toàn để giữ gìn thương hiệu và giá trị sản phẩm, đạt tiêu chuẩn để đưa rau vào được các siêu thị”, bà Trương Thị Tuế khẳng định.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.