Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bóng đá có phải là tất cả?

PV - 09:38, 06/02/2018

Những ngày này, hơn 90 triệu người dân Việt Nam đang ngây ngất với thành tích Á quân giải U23 châu Á của đội tuyển bóng đá U23 nước nhà. Vậy nên, khi một ai đó đặt câu hỏi “bóng đá có phải là tất cả?”, chắc chắn sẽ nhận không ít “gạch đá” từ dư luận.

Cách đây ít ngày, khi đội tuyển U23 Việt Nam đặt chân tới trận chung kết châu lục, tất thảy báo chí, chuyên gia và người hâm mộ đều đồng loạt ví hành trình của giải đấu này là thần kỳ, lịch sử...

Đó là điều dễ hiểu, bởi cả thập kỷ nay, qua cả chục HLV nội, ngoại nhưng với đội bóng U23 của chúng ta và người hâm mộ nước nhà, tấm Huy chương vàng SEAGame vẫn là giấc mơ bởi chưa một lần với tới.

 

Năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn thua Lào và kém xa nhiều nước trong khu vực. Năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn thua Lào và kém xa nhiều nước trong khu vực.

 

Có lẽ cũng chính vì khát khao đó mà khi lần đầu tiên U23 Việt Nam “chạm tới đỉnh” của vinh quang, người hâm mộ cả nước dường như đã “phát cuồng”. Ngay từ trận tứ kết, nhiều lao động của các công ty, đơn vị trên khắp cả nước đã bàn nhau xin nghỉ làm để cổ vũ để ủng hộ cho đội tuyển U23 Việt Nam.

Đội tuyển càng vào sâu, sự cuồng nhiệt càng lên tới đỉnh điểm. Nhiều công ty, đơn vị sẵn sàng cho nhân viên nghỉ làm để xem bóng đá. Thậm chí, nhiều trường học cũng cho học sinh nghỉ học, tập trung cổ vũ bóng đá.

Ở góc độ tình yêu dành cho bóng đá, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc, phải khẳng định người dân Việt Nam không thua kém bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Song, ở góc độ khác, hẳn là có nhiều điều đáng bàn.

Người Việt Nam cuồng nhiệt bóng đá đến không tưởng. Đâu đâu cũng chỉ thấy không khí bóng đá, người người bóng đá, nhà nhà bóng đá... tiến độ mọi công việc thường nhật vì thế cũng phần nào bị ngưng trệ.

Điều đơn giản nhất, chúng ta thử tưởng tượng, một đất nước sẽ ra sao khi trong giờ hành chính, đột nhiên tất cả bỏ bê công việc để dõi theo trái bóng. Khi đó, năng suất lao động sụt giảm sẽ là điều dễ nhận thấy nhất.

Có thể, vì tình yêu bóng đá, nhiều người sẽ lập luận rằng, công việc là chuyện cả đời, nay không làm thì mai làm, nghỉ một ngày thì có chết ai. Còn tứ kết, bán kết và chung kết U23 châu Á thì chỉ có 1 lần...

Thế nhưng, chính cái suy nghĩ ấy lại là điều đáng bàn. Bởi, nó thể hiện cách làm việc tùy hứng. Đặc biệt là hiện nay, khi năng suất lao động của nước ta vẫn còn thấp hơn Lào, kém xa Thái Lan, Singapore... và các nước khác trong khu vực thì điều này càng làm cho năng suất lao động của đất nước thêm tụt lại phía sau...

Bởi vậy, mọi sự thái quá đều đem lại tác hại!

MẠNH HÀ

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.