Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Buôn làng đổi thay từ xây dựng Nông thôn mới

Lê Hường - 22:53, 06/04/2020

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), các buôn làng ở tỉnh Đăk Lăk đã khoác lên mình diện mạo mới; đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa đã thay đổi cách nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất.

Người dân các buôn làng đồng lòng xây dựng nông thôn mới.
Người dân các buôn làng đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Buôn Kiều, xã Yang Mao (huyện Krông Bông) từng được ví như “ốc đảo” giữa núi rừng, không đường, không điện, người dân ở trong những ngôi nhà tranh vách nứa tạm bợ… Nhưng nay, buôn căn cứ cách mạng này đã đổi khác, đường nhựa, bê tông chạy ra tận cánh đồng, điện đến tận nhà; người dân ở trong những ngôi nhà xây, mái ngói kiên cố.

Ông Y Phú Êban, Bí thư Chi bộ buôn Kiều chia sẻ: Buôn Kiều hiện có 110 hộ, đều là đồng bào dân tộc M’nông. Nhờ Chương trình NTM, diện mạo buôn Kiều đã khác xưa rất nhiều. 90% các tuyến đường nội buôn được bê tông rộng rãi; nhà văn hóa cộng đồng xây dựng kiên cố; trường học mầm non và tiểu học được đầu tư khang trang…

Vui nhất là người dân buôn Kiều đã thay đổi cách nghĩ, cách làm từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế. Đặc biệt, thời gian gần đây, buôn Kiều đã thu hút bạn trẻ đến du lịch, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, trải nghiệm nét đẹp văn hóa của đồng bào M’nông. Chủ trương của huyện, xã là xây dựng buôn Kiều thành khu dân cư kiểu mẫu, thực hiện tốt các tiêu chí như: Môi trường, an ninh trật tự, giáo dục, y tế, văn hóa, đưa buôn Kiều trở thành điểm du lịch sinh thái nông thôn mới gắn với văn hóa dân tộc M’nông.

Tương tự, xã Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Cư Pơng (huyện Krông Buk) có trên 2.100 hộ với gần 11.000 khẩu, trong đó trên 80% là đồng bào DTTS, chủ yếu là người Ê-đê. Năm 2012, xã Cư Pơng mới chỉ đạt 3/19 tiêu chí NTM gồm: Y tế, hệ thống chính trị và an ninh - quốc phòng.

Những tiêu chí chưa đạt đều liên quan đến nguồn lực đầu tư, với một xã nghèo như Cư Pơng thì đường về đích NTM còn xa vời. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trong đó có sự đóng góp của người dân, diện mạo Cư Pơng đã thay đổi rõ nét.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Cư Pơng Trần Văn Tiến cho biết: Từ năm 2011 đến nay, Nhân dân đã hiến 12ha đất và hàng nghìn cây cối các loại, tiền mặt, ngày công với tổng trị giá trên 11,8 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn. Đến cuối năm 2019, xã Cư Pơng đã đạt 18/19 tiêu chí và đang phấn đấu về đích NTM trong năm 2020.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đăk Lăk, hiện toàn tỉnh có 43 xã đạt chuẩn NTM và TP. Buôn Ma Thuột hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Nhìn lại tổng thể, diện mạo nông thôn trên toàn tỉnh đã có sự đổi thay rõ rệt. Đặc biệt, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS được đầu tư đồng bộ, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Hiện nay, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã có điện lưới quốc gia; thu nhập bình quân đầu người đạt 45,5 triệu đồng.

Từ năm 2011 đến nay, Nhân dân đã hiến 12ha đất và hàng nghìn cây cối các loại, tiền mặt, ngày công với tổng trị giá trên 11,8 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn. Đến cuối năm 2019, xã Cư Pơng đã đạt 18/19 tiêu chí và đang phấn đấu về đích NTM trong năm 2020”.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Cư Pơng Trần Văn Tiến


Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.