Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Cả nước đã cấp mới 274 mã số vùng trồng

Nguyệt Anh - 16:47, 05/08/2022

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7/2022, cả nước đã cấp mới 274 mã số vùng trồng và 20 mã số cơ sở đóng gói thạch đen, bưởi, xoài, lúa, khoai lang, thanh long của các địa phương: Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bình Thuận, Tiền Giang, bảo đảm điều kiện kỹ thuật xuất khẩu.

Mã số vùng trồng chính là ''vé thông hành'' để nông sản Việt dễ dàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế
Mã số vùng trồng chính là ''vé thông hành'' để nông sản Việt dễ dàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Để đẩy mạnh giám sát, cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tăng cường áp dụng công nghệ thông tin quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ xây dựng. Các tỉnh, thành phố cần tổ chức thực hiện công tác thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đúng hướng dẫn. Đặc biệt, cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh, kiểm tra việc quản lý và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...

* Mã số vùng trồng (mã số đơn vị sản xuất – Production Unit Code (PUC) là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại, truy xuất nguồn gốc nông sản. Mã số vùng trồng được cấp cho vùng trồng nông sản có sự kết hợp các ký tự và mã số như sau: Mã quốc gia; mã tỉnh, thành phố; mã quận, huyện; mã xã, phường và số thứ tự theo danh sách mã do Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt và cấp. Mã số vùng trồng là điều kiện bắt buộc cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu, việc cấp mã số vùng trồng nhằm mục đích:

 Truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ: Cung cấp thông tin giúp người tiêu dùng biết được sản phẩm họ đang sử dụng được sản xuất ở đâu, ai sản xuất, … Đảm bảo nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó. Tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng đã được cấp mã số.

Kiểm soát quy trình sản xuất bằng sổ tay ghi chép, giám sát vùng trồng (trồng loại cây gì, diện tích bao nhiêu, sản lượng, tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ thu hoạch, các loại thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng trên vùng trồng, ...), kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất vùng trồng.

 Kiểm soát chất lượng sản phẩm tạo ra đúng yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của nhà phân phối. Tiêu chuẩn chất lượng phải được kiểm nghiệm và xác nhận ở giai đoạn trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nếu sản phẩm không đạt, nhà phân phối và nhà sản xuất, trên nền tảng của truy xuất nguồn gốc, sẽ biết lỗi xảy ra ở khâu nào để chịu trách nhiệm và điều chỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.