Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

T.Hợp - 15:35, 26/09/2023

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người. Hiện thế giới đã ghi nhận bệnh xuất hiện tại hầu hết các nhóm đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tại Việt Nam, những ngày qua đã ghi nhận thêm ca bệnh dương tính với virus đậu mùa khỉ. Để chủ động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau.

Bệnh nhân đậu mùa khỉ được phát hiện và điều trị tại Việt Nam. Ảnh nld
Bệnh nhân đậu mùa khỉ được phát hiện và điều trị tại Việt Nam. Ảnh nld

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan qua tiếp xúc giữa người với người. Hiện thế giới đã ghi nhận bệnh xuất hiện tại hầu hết các nhóm đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tại Việt Nam, những ngày qua đã ghi nhận thêm ca bệnh dương tính với virus đậu mùa khỉ. Để chủ động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau.

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox), gọi tắt MPX, là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, diễn ra ở một số động vật bao gồm cả con người.

Bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý: Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút; Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh; Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh đậu mùa khỉ sau khi thâm nhập vào cơ thể con người sẽ có thời gian ủ bệnh từ 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.

Các triệu chứng thường thấy như là: Sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

(Tổng hợp) Các biện pháp phòng bệnh phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ 1

Để chủ động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Bảo hiểm y tế chia sẻ gánh nặng tài chính cho đồng bào DTTS khi ốm đau

Sóc Trăng: Bảo hiểm y tế chia sẻ gánh nặng tài chính cho đồng bào DTTS khi ốm đau

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35,76%), trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Thời gian qua, Sóc Trăng tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, trong đó chú trọng chính sách an sinh chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân bằng BHYT, qua đó, giúp đồng bào DTTS không còn lo lắng khi bị bệnh vì đã có tấm thẻ BHYT để đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống.