Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Các doanh nghiệp chi gần 945 nghìn tỷ đồng để dùng hàng Việt

Minh Hoàng - 16:19, 19/08/2022

Theo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, trong 3 năm qua, tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các doanh nghiệp trong Khối đã chi gần 945 nghìn tỷ đồng để dùng vật tư, nguyên liệu trong nước.

Các doanh nghiệp tích cực tham gia cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Các doanh nghiệp tích cực tham gia cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, đã có hơn 191 nghìn dự án, công trình thuộc 13/38 doanh nghiệp, đơn vị trong Khối sử dụng vật tư, nguyên vật liệu trong nước trong mua sắm, đầu tư trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào, với tổng giá trị gần 945 nghìn tỷ đồng.

Toàn Khối cũng có hơn 170 nghìn công trình, sáng kiến, giải pháp từ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trị giá gần 711 nghìn tỷ đồng; tiết kiệm, làm lợi cho doanh nghiệp, đơn vị hàng nghìn tỷ đồng.

Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong khối ưu tiên sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhau, trong 3 năm qua. Có 24/38 doanh nghiệp, đơn vị trong khối đã ký kết 149 lượt thỏa thuận, hợp tác sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhau, với 1.543 hợp đồng đã ký kết, tổng giá trị hợp đồng khoảng 1.403 tỷ đồng.

Theo Bộ Công Thương, tỷ lệ hàng Việt Nam có thế mạnh tại hệ thống phân phối tăng lên. Hiện nay, tỷ lệ hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã lên đến 80 - 90%, riêng tỷ lệ hàng Việt tại chuỗi siêu thị Go của Tập đoàn Central Retail đã lên đến 94 - 96%; tại chợ truyền thống đạt 60 - 70%...

Tin cùng chuyên mục
Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản

Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã từng bước thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại; tổng hợp nhu cầu, hỗ trợ thiệt hại kịp thời người nuôi trồng thủy sản, xây dựng kế hoạch và giải pháp khôi phục. Vượt lên khó khăn, mất mát, những người nuôi trồng thủy sản (NTTS) nơi đây đang nỗ lực khắc phục thiệt hại để tiếp tục tái sản xuất.