Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Cán bộ gần dân để giúp dân giảm nghèo

PV - 20:37, 10/04/2018

Những ngày này, trở lại vùng đất Tân Ân anh hùng, chúng tôi đã chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của xã bãi ngang nghèo nhất huyện Ngọc Hiển (Cà Mau).

Tiếp chuyện chúng tôi anh Bùi Minh Hoà, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã cho biết: Những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân Tân Ân thực hiện và hành động theo Chỉ thị số 03-CT/TW và Chỉ thị số 05-CT/TW “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó mà hạ tầng nông thôn của xã Tân Ân như đường giao thông, trụ sở làm việc của xã, trạm y tế, trường học… đã và đang xây dựng bài bản.

 Cán bộ xã Tân Ân xuống tận nhà dân để nắm bắt tình hình và hướng dẫn người dân nuôi ếch cho hiệu quả kinh tế cao. Cán bộ xã Tân Ân xuống tận nhà dân để nắm bắt tình hình và hướng dẫn người dân nuôi ếch cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Đặc biệt, Đảng uỷ còn ra Nghị quyết chuyên đề phân công cán bộ, đảng viên tranh thủ ngày thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần xuống cơ sở, đến tận nhà dân để nắm bắt tình hình, hoàn cảnh cụ thể của từng hộ nghèo và đề xuất hướng giúp đỡ. “Nhờ đó, năm 2017, xã Tân Ân có 45 hộ thoát nghèo (giảm 3,4%). Nếu như năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo hơn 40% thì hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 7,41% (98 hộ), cận nghèo 5,5% (73 hộ). Hiện tại có 10 cơ quan ban ngành huyện Ngọc Hiển được huyện ủy phân công hỗ trợ 5 ấp nghèo của Tân Ân”, anh Hòa nói.

Nổi bật trong phong trào giảm nghèo bền vững ở Tân Ân, phải kể đến mô hình phụ nữ giúp nhau vượt khó thoát nghèo của Hội LHPN xã. Chị Hứa Minh Quang, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Ân, cho biết: Hiện nay, Tân Ân có 929 hội viên. Đầu năm 2016, Hội LHPN xã thành lập mô hình phụ nữ giúp nhau vượt khó thoát nghèo và triển khai mô hình nuôi dê theo Dự án “Hỗ trợ sản xuất nguồn vốn 30a”. Cứ thường lệ hằng quý, mỗi người góp 200.000 đồng tạo thành nguồn vốn nhỏ, từ đó họp xét hỗ trợ những gia đình hoàn cảnh khó khăn mua con giống như heo, gà, vịt... để phát triển kinh tế gia đình. Từ nguồn vốn hỗ trợ, nếu mô hình sản xuất của hội viên nào hiệu quả sẽ hoàn vốn để tiếp tục hỗ trợ hội viên khác.

“Không chỉ hỗ trợ nguồn vốn, thông qua những buổi sinh hoạt chi hội định kỳ hằng tháng tại các ấp, mô hình này còn lồng ghép cung cấp và phổ biến những kiến thức cần thiết như sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống bạo lực gia đình... Những nội dung cần thiết đều được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến tất cả hội viên phụ nữ của xã”, chị Quang nói.

Là hộ nghèo được hỗ trợ nguồn vốn sản xuất từ mô hình trên, đến nay cuộc sống gia đình chị Lê Thị Nguyền, ấp Dinh Hạn, xã Tân Ân khá lên rõ rệt. Và điều đáng mừng là gia đình chị đã tự nguyện đăng ký thoát nghèo. Chị Nguyền phấn khởi: “Lúc trước cuộc sống gia đình rất bấp bênh. Chính được sự hỗ trợ nguồn vốn của Hội Phụ nữ xã, tôi mua con giống chăn nuôi và trồng rau màu bán để tạo nguồn thu nhập hằng ngày. Không chỉ riêng tôi mà hầu hết các chị em được hỗ trợ nguồn vốn đều có sự phát triển, cuộc sống từng bước ổn định hơn...”.

Còn hộ anh Huỳnh Văn Đen, người Khmer, ấp Nhà Diệu (xã Tân Ân) thuộc diện hộ nghèo của xã. Anh Đen cho biết, anh được Văn phòng Huyện uỷ Ngọc Hiển hỗ trợ 6 con heo giống và vốn làm chuồng trại chăn nuôi. Với quyết tâm “lấy ngắn nuôi dài”, gia đình đã có đàn heo thịt để bán, vừa có heo giống để nuôi, kinh tế dần ổn định. Tích góp được nguồn vốn kha khá cất được căn nhà mới đàng hoàng, anh đã tự nguyện xin thoát nghèo…

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.