Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

“Cán bộ nào, phong trào ấy”

PV - 18:12, 03/04/2018

Ở đâu có cán bộ Đoàn giỏi, nơi đó sẽ có phong trào Đoàn sôi nổi. Nhân Kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm nay (26/3/1931 - 26/3/2018), 87 cán bộ Đoàn xuất sắc tiêu biểu cho tuổi trẻ cả nước đã vinh dự được nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng của Trung ương Đoàn.

Trong số đó có 15 cán bộ Đoàn người DTTS đã được nhận Bằng khen của Ủy ban Dân tộc. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu đến bạn đọc một số gương mặt cán bộ Đoàn tiêu biểu người DTTS.

Lưu Hồng Quân (dân tộc Tày, Bí thư Đoàn Trường THPT Thác Bà, huyện Yên Bình (Yên Bái).

Tốt nghiệp khoa Sử, Trường Đại học sư phạm I Hà Nội năm 2006, Lưu Hồng Quân trở về quê hương nhận công tác tại Trường THPT Thác Bà. Bộc lộ “tố chất Đoàn” từ thời học sinh, sinh viên, chỉ sau 2 năm công tác, Lưu Hồng Quân đã được bầu vào Ban Chấp hành Đoàn trường, giữ trọng trách Phó Bí thư năm 2008 rồi lên Bí thư từ năm 2012 đến nay.

baodantoc_luu-hong_quan

Trong 10 năm làm cán bộ Đoàn trường, Lưu Hồng Quân đã có nhiều sáng kiến nhằm tập hợp, thu hút các đoàn viên, thanh niên (ĐV,TN) của trường sôi nổi tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao do nhà trường và Huyện đoàn tổ chức. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh phong trào hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, Bí thư Lưu Hồng Quân đã đứng ra kêu gọi, vận động giáo viên và học sinh trong trường quyên góp quần áo, sách vở, đồ chơi, dụng cụ học tập, tiền mặt với tổng giá trị 22 triệu đồng ủng hộ, giúp đỡ các em học sinh nghèo của trường và xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên vơi bớt khó khăn.

Ngoài công tác Đoàn, thấy giáo Lưu Hồng Quân còn có sáng kiến “ứng dụng phần mềm Prezi trong dạy học Lịch sử Việt Nam (thế kỷ X-XV) ở Trường THPT Thác Bà. Phần mềm này giúp giáo viên xây dựng, thiết kế bài giảng và hỗ trợ kiểm tra bài cũ khoa học hơn. Với những thành tích đó, Bí thư Lưu Hồng Quân đã được Trung ương Đoàn tặng danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc” lần thứ IV, năm 2016; Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cùng nhiều Bằng khen của Tỉnh đoàn Yên Bái.

Cil Ha Tha Ni, dân tộc Mnông, Phó Bí thư Đoàn xã Đạ MRông, huyện Đam Rông (Lâm Đồng).baodantoc_ha-ni

Say mê các phong trào hoạt động bề nổi từ thời niên thiếu, khi bước sang tuổi Đoàn, Cil Ha Tha Ni được bầu làm lớp trưởng kiêm Bí thư Chi đoàn trong suốt những năm học cấp 3 và những năm học nghề tại Trường Cao Đằng Nghề Đà Lạt. Năm 2011, sau khi ra trường trở về quê hương, Cil Ha Tha Ni được Cấp ủy địa phương cơ cấu vào làm Phó Bí thư Đoàn xã Đạ MRông. Với vai trò cán bộ Đoàn xã, Cil Ha Tha Ni đã có phương pháp riêng trong việc tuyên truyền, vận động tập hợp các ĐV,TN, các em thiếu nhi sôi nổi tham gia các phong trào do Xã đoàn tổ chức. Lòng nhiệt huyết, năng nổ của Phó Bí thư Cil Ha Tha Ni đã thu hút, tập hợp được trên 700 lượt ĐV,TN trong xã tham gia 9 giải bóng chuyền, nam-nữ và 13 đêm diễn văn nghệ từ năm 2017 đến nay.

Bên cạnh đó, Phó Bí thư Cil Ha Tha Ni đã thành lập một đội thanh niên xung kích bảo vệ rừng (diện tích trên 200ha), do bản thân anh là Tổ trưởng; thành lập 2 đội hình thanh niên xung kích bảo vệ môi trường ở 2 thôn vùng sâu, vùng xa... Với những đóng góp đó, Phó Bí thư Cil Ha Tha Ni đã được Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tặng danh hiệu “Thanh niên tiêu biểu trong phong trào Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2017.

Thào A Lo, dân tộc Mông, Bí thư Đoàn xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên (Sơn La).

Làm cán bộ Đoàn tại một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Yên, Bí thư Thào A Lo luôn chú trọng công tác giúp đỡ ĐVTN lập thân, lập nghiệp, lao động sản xuất vươn lên xoá đói giảm nghèo. Từ năm 2008 đến nay, Xã đoàn Háng Đồng đã đứng ra tín chấp vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội tổng số tiền 1,3 tỷ đồng, giúp 75 hộ gia đình thanh niên dân tộc Mông lập nghiệp bằng việc nuôi trâu, trồng cây hoa màu trên đất dốc...

baodantoc_thao_a_lo

Bí thư Thào A Lo còn có sáng kiến xây dựng "Mô hình nhà vệ sinh bán tự hoại" tại các chi đoàn bản. Qua 1 năm triển khai đã xây dựng được 7 nhà vệ sinh bán tự hoại tại các bản. Qua đó đã tạo được sự thay đổi trong nhận thức của ĐV,TN và nhân dân trong công tác vệ sinh môi trường. Để tập hợp thanh niên cùng tham gia vào các tổ, nhóm hoạt động theo sở thích, Bí thư Thào A Lo đã đứng ra thành lập 6 câu lạc bộ thanh niên gồm: CLB Bảo vệ rừn; CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa; CLB Bóng đá,bóng chuyền tại 5 chi đoàn. Đến nay, có 11 đội bóng chuyền, 6 đội bóng đá, 4 đội múa ở các chi đoàn.

Xung phong, gương mẫu trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, Bí thư Thào A Lo đã trồng 3ha cây sơn tra và lê, chanh leo; xây dựng và triển khai mô hình nhà nghỉ trọ cộng đồng tại chính ngôi nhà mình. Bình quân mỗi tháng, thu nhập từ dịch vụ homestay cũng đạt từ 5-7 triệu đồng. Với những cống hiến đó, Bí thư Thào A Lo đã được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2016 và Bằng khen của Tỉnh đoàn Sơn La.n

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.