Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Cần chấm dứt khai thác cá bằng xung điện ở hồ Thác Bà

PV - 09:41, 10/08/2019

Suốt một thời gian dài, người dân sống ven lòng hồ Thác Bà (thuộc địa phận 2 huyện: Lục Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái) tiến hành đánh bắt cá bằng biện pháp xung điện. Tình trạng này đang tiềm ẩn nguy hiểm tới tính mạng của người dân cũng như môi trường xung quanh.

Dụng cụ đánh bắt cá bằng xung điện tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dụng cụ đánh bắt cá bằng xung điện tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ông Nguyễn Đức Điển, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết, mặc dù nhiều năm nay, huyện Yên Bình cùng các ngành chức năng tỉnh Yên Bái đã áp dụng nhiều biện pháp như tuyên truyền, vận động đến tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhưng tình trạng đánh bắt các bằng các hình thức hủy diệt cá vẫn còn diễn ra. Tình trạng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tới tính mạng của người đánh bắt cá, cũng như người dân sống xung quanh do có thể bị điện giật. Đặc biệt, việc đánh bắt bằng xung điện ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bền vững của hệ sinh thái.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đinh Quang Tuấn, Đội trưởng đội Kiểm ngư, Trung tâm dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Yên Bình cho biết, việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản rất khó khăn do hồ rộng trên dưới 20.000ha, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, chưa kể eo, ngách, bán đảo thuộc mấy chục xã thuộc 2 huyện Yên Bình và Lục Yên, trong khi đó đội Kiểm ngư chỉ có 4 người, phương tiện cũ kỹ, lạc hậu, tốc độ chậm, kinh phí mua sắm mới, sửa chữa nâng cấp rất hạn hẹp và không có chức năng xử lý các vi phạm của ngư dân.

Cũng theo ông Tuấn, chỉ trong vòng 1 tuần trở lại đây, Công an huyện Yên Bình và Đội Kiểm ngư đã phối hợp thực hiện một loạt chuyến tuần tra trên hồ, đi tới nhiều xã như: Tân Hương, Mông Sơn… nhưng kết quả mới phát hiện được 4 chiếc vó bè và hủy 3 lưới mắt nhỏ và không thấy tình trạng đánh bắt bằng xung điện. Có thể, khi biết cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra người dân đã cố tình trốn tránh để thoái thác trách nhiệm.

Để chấm dứt tình trạng này, hiện nay lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời về lâu dài, chính quyền tỉnh đã giao Chi cục Thủy sản của tỉnh có trách nhiệm tổ chức thả bổ sung cá giống xuống hồ Thác Bà và những vùng nước lớn khác hằng năm để tái tạo nguồn lợi thủy sản…

Tỉnh cũng đã khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án về nghiên cứu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ, phát triển nguồn lợi; đặc biệt ưu tiên các chương trình dự án giúp đỡ ngư dân nghèo phát triển nghề nuôi thủy sản.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.