Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Cần cứu “nền nông nghiệp giải cứu”

PV - 14:06, 01/06/2018

Sau nhiều bất cập của ngành trồng trọt thời gian qua, mới đây, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật Trồng trọt đã được đưa ra thảo luận.

Một trong những điểm yếu của ngành trồng trọt thời gian qua, đó là quy trình khảo nghiệm giống cây trồng còn bất cập, chưa bảo vệ được người nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm, với điệp khúc “được mùa mất giá” lặp đi lặp lại, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nông dân. Vì vậy Luật Trồng trọt ra đời phải khắc phục được tình trạng này...

Theo tờ trình về dự án Luật Trồng trọt của Chính phủ, sản xuất trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, thu hút sự tham gia của gần 70% nguồn lực lao động xã hội. Sau hơn 30 năm đổi mới, sản xuất trồng trọt hiện đóng góp 71,5% GDP và hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, sau 14 năm thi hành Pháp lệnh giống cây trồng, Nghị định về quản lý phân bón và các quy định của pháp luật có liên quan đã góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất trồng trọt đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Quy trình khảo nghiệm giống còn nhiều điểm bất cập, không phù hợp với bối cảnh hiện nay; hoạt động canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và thương mại; quản lý chất lượng nông sản chưa có văn bản pháp luật quy định...

Cần tạo hành lang pháp lý bảo vệ người nông dân trong khâu tiêu thụ nông sản. Cần tạo hành lang pháp lý bảo vệ người nông dân trong khâu tiêu thụ nông sản.

 

Dự án Luật Trồng trọt ra đời nhằm thiết lập khung pháp lý đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường; có cơ cấu quản lý, sản xuất, kinh doanh hợp lý. Tạo lập được nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn, chất lượng và từng bước hiện đại hoá, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững... Dự thảo Luật Trồng trọt gồm 7 chương, 82 điều quy định về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, mua, bán, sơ chế, chế biến, bảo quản, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt...

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc ban hành Luật Trồng trọt. Tuy nhiên, về các quy định cụ thể trong dự luật này, nhiều đại biểu cho rằng còn chung chung, chưa chặt chẽ, chưa đủ sức bảo vệ người nông dân. Đặc biệt, Luật Trồng trọt phải hướng đến khắc phục tình trạng “được mùa mất giá” do khủng hoảng thừa nông sản, khi người dân thấy cây giống gì trồng có hiệu quả kinh tế thì đổ xô vào trồng theo, rồi năm sau lại phải đi giải cứu. Đại biểu Bùi Đặng Dũng (An Giang) phân tích: Vừa rồi, bao nhiêu vụ giải cứu. Từ giải cứu lúa, hành tím, củ cải, dưa hấu… những tác hại đó rất lớn. Rồi hệ lụy từ việc nhập các loại giống không đảm bảo, bà con nông dân đã khóc ròng trên ruộng, lúa không trổ bông, bắp không có trái, khoai ruột vàng thành ruột trắng… Rất nhiều bài học liên quan đến trồng trọt cần phải khắc phục triệt để.

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc hỗ trợ người dân trong hoạt động trồng trọt. Bên cạnh đó, đề nghị ban soạn thảo bổ sung, làm rõ một số vấn đề liên quan đến phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về trồng trọt, từ khâu công nhận lưu hành giống cây trồng chính đến bảo tồn nguồn giống cây trồng... nhằm hoàn thiện khung pháp lý phát triển ngành trồng trọt theo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, nhiều đại biểu cho rằng, cần phải giải quyết tận gốc về đầu ra cho nông sản. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu vấn đề, các vụ giải cứu nông sản năm nào cũng tái diễn. Để không còn “nền nông nghiệp giải cứu”, “nông nghiệp từ thiện”, cần hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó hướng tới xây dựng ngành hàng nông sản.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn thừa nhận trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều tồn tại về tính liên kết 3 trục sản phẩm (sản phẩm nông nghiệp cấp quốc gia, cấp tỉnh, địa phương); khâu chế biến còn yếu; quản lý nhà nước còn nhiều bất cập; thị trường hết sức bấp bênh, chưa ổn định, chưa có thương hiệu, chưa tổ chức được thị trường trong nước… Đồng thời, Bộ trưởng cho biết, hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để từng bước tháo gỡ khó khăn trong những khâu “yết hầu” nêu trên để đưa lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới.

Rõ ràng, giải cứu nông sản vẫn đã và đang là vấn đề “nóng”, mặc dù đây là vấn đề quá cũ nhưng chưa có hồi kết. Luật Trồng trọt ra đời cần tạo hành lang pháp lý để cứu “nền nông nghiệp giải cứu”. Đó là điều cần nhất trong lúc này...

" Trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều tồn tại về tính liên kết 3 trục sản phẩm (sản phẩm nông nghiệp cấp quốc gia, cấp tỉnh, địa phương); khâu chế biến còn yếu; quản lý nhà nước còn nhiều bất cập; thị trường hết sức bấp bênh, chưa ổn định, chưa có thương hiệu, chưa tổ chức được thị trường trong nước…”.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.