Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cần một giải pháp phù hợp cho các trường đại học, cao đẳng địa phương

Hồng Phúc - 16:40, 04/09/2021

Trước thực trạng hiện nay, các trường đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học ở các tỉnh chật vật với công tác tuyển sinh, nhiều địa phương đang có phương án sáp nhập, trở thành thành viên của các trường đại học trọng điểm của quốc gia. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, đây chỉ là phép ghép cơ học, không những không đạt được hiệu quả hướng tới, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giáo dục đại học.

Đại học Quảng Nam đang tính phương án sáp nhập với Đại học Đà Nẵng. (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 bùng phát)
Đại học Quảng Nam đang tính phương án sáp nhập với Đại học Đà Nẵng. (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 bùng phát)

Năm 2019, trường Đại học Quảng Nam chỉ tuyển sinh được 215 sinh viên, trong khi chỉ tiêu là 1.700 cho cả bậc đại học và cao đẳng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, như ngân sách Nhà nước bị cắt giảm, ảnh hưởng việc làm và thu nhập của cán bộ, giảng viên.

Tương tự, theo Nghị quyết số 26 ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh Gia Lai, kinh phí chi thường xuyên của các trường cao đẳng, trung cấp được phân bổ theo số lớp đào tạo. Cụ thể, với hệ cao đẳng là 470 triệu đồng/lớp, hệ trung cấp là 400 triệu đồng/lớp. Tuy nhiên, trong năm 2021, cao đẳng sư phạm Gia Lai chỉ tuyển được có 5 lớp hệ cao đẳng và 1 lớp hệ trung cấp. Đối chiếu với quy định, trường chỉ được cấp hơn 2,7 tỷ đồng. Nếu hạch toán hết chi phí, năm nay, trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai còn thiếu hơn 9 tỷ đồng để chi trả lương và phụ cấp cho 82 giảng viên.

Những ví dụ nêu trên, không còn là vấn đề hiếm trong mạng lưới các trường tỉnh trên cả nước, hiện đang phải cố gắng “cầm cự”.

Thực hiện Quyết định 209/QĐ-TTg ngày 17/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 , không ít trường tỉnh đang rậm rịch kế hoạch sáp nhập để trở thành thành viên, phân hiệu, hoặc trường chuyên ngành của các trường đại học trọng điểm. 

Sự hợp nhất này, nhằm giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục chưa đồng đều, nguồn lực xã hội bị phân tán, kém hiệu quả. Về hình thức, đây vốn được xem là một giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao đẳng cấp và năng lực tài chính, cho các trường đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, phải tính toán đến sự khả thi, hiệu quả của nó trên thực tế.

Phân tích vấn đề này, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, khi quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cần bảo đảm 3 tiêu chí quan trọng: công bằng, chất lượng và hiệu quả.

 Nhất là phải công bằng, công bằng là mạng lưới các trường này, phải phục vụ tất cả người dân, phải được phân bố sao cho đồng đều cân xứng. Như vậy, sẽ phải chia ra các trường Trung ương có nhiệm vụ giải quyết nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở tầm quốc gia. Các trường này được đầu tư và chịu trách nhiệm chỉ đạo từ Trung ương, bám sát chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, không nhằm cho riêng vùng miền nào.

Nhưng nếu chỉ chú ý đến tầm vĩ mô, lại không thể đáp ứng yêu cầu riêng của từng địa phương. Bởi cũng cần có các trường đại học vùng, quy mô nhỏ hơn, gắn với những đặc thù riêng của từng vùng miền. Trường đại học vùng lập ra, với những khu vực chậm phát triển về kinh tế như Tây Bắc, Tây Nguyên...; Những trường đại học vùng thường đầu tư đào tạo, nghiên cứu vào những lĩnh vực, ngành phát triển kinh tế của chính vùng đó, tạo nguồn nhân lực để đưa kinh tế - xã hội vùng đó phát triển nhanh hơn.

Nếu xét từ phía người học, sự bất cập dễ thấy nhất là, các học sinh địa phương phải thi đầu vào, học chương trình như các trường trọng điểm. Trong khi nông thôn, miền núi, vùng DTTS luôn là vùng trũng của giáo dục, chất lượng học sinh còn thấp so với mặt bằng của cả nước; Cũng có nghĩa là, cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của học sinh những vùng này bị thu hẹp lại. Thế nên trên thực tế, việc ghép các trường lại có thể trở thành một phép cộng khiên cưỡng, khi trường địa phương và trường quốc gia mang 2 sứ mệnh khác nhau.

Trường Cao đẳng Kinh tế tài chính Vĩnh Long được sáp nhập và trở thành phân hiệu Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại Vĩnh Long. Ảnh: K.T
Trường Cao đẳng Kinh tế tài chính Vĩnh Long được sáp nhập và trở thành phân hiệu Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại Vĩnh Long. Ảnh: K.T

Về vấn đề này, GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định việc sáp nhập, giải thể các trường đại học, cao đẳng chỉ là phương án cuối cùng, bất đắc dĩ. Bởi lẽ, tổng số trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn rất ít so với dân số.

“Việc sáp nhập và giải thể các trường đại học, cao đẳng cũng có rất nhiều hệ lụy, liên quan đến đội ngũ cán bộ, giảng viên, liên quan đến sinh viên…; nhiều hệ quả tiếp theo phải giải quyết. Đáng lẽ, phải thử hết mọi khả năng để vực dậy là tốt nhất, chứ không phải cứ thấy các trường yếu, thì ngay lập tức sáp nhập hoặc giải thể”, ông Quân nói.

Khuyến khích nhà trường năng động, tự chủ từng phần, đa dạng hóa loại hình đào tạo, liên kết với các trường cao đẳng, đại học khác để tạo thêm sức mạnh cho mình...; Giải pháp cho tình trạng hiu quạnh của các trường hiện nay, không chỉ có mỗi giải pháp là chuyển loại hình, sáp nhập.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.