Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Khánh Thư - 16:56, 30/06/2024

Trong tuần làm việc cuối cùng (từ ngày 24 - 29/6/2024) của kỳ họp thứ 7, bên cạnh biểu quyết thông qua một số luật, nghị quyết quan trọng thì Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết chung kỳ họp, trong đó có nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719. Nội dung điều chỉnh đã được thảo luận, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề liên quan đến mở rộng đối tượng đầu tư của Chương trình MTQG 1719 cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV

Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã tác động tích cực tới đời sống của người dân, đặc biệt là người dân ở địa bàn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cần phải điều chỉnh về đối tượng, phạm vi, nội dung và chỉ tiêu cụ thể của các dự án thành phần.

Vì vậy, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, tại các cuộc thảo luận tại tổ cũng như các phiên toàn thể, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều thống nhất cho rằng, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 là cần thiết và cấp bách. Một trong những nội dung được các ĐBQH đặc biệt quan tâm là việc điều chỉnh đối tượng, phạm vi đầu tư Chương trình MTQG 1719.

Trong Tờ trình, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội điều chỉnh làm rõ hơn đối tượng cụ thể thuộc diện đầu tư của Chương trình MTQG 1719 có trụ sở không nằm trên địa bàn các xã, thôn vùng DTTS và miền núi. Trong đó có một số đơn vị sự nghiệp công lập là trường dự bị đại học, đại học, trường chuyên biệt; các trường phổ thông dân tộc nội trú; các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS; một số trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện có xã thuộc vùng DTTS và miền núi.

Tuy nhiên, theo đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam), nếu quy định theo hướng nêu tên của các đơn vị công lập được đưa vào Chương trình MTQG 1719 như hiện nay cũng có nguy cơ sớm lạc hậu. Vì trong quá trình thực hiện rất dễ phát sinh đối tượng phải bổ sung, buộc phải tiếp tục điều chỉnh.

Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình là cấp bách để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành Chương trình trong bối cảnh thời gian thực hiện còn rất ít, đồng thời bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc thực hiện. Hội đồng Dân tộc nhất trí và đề nghị Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ họp thứ 7, không ban hành nghị quyết riêng”.


Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Thực tế, việc làm rõ hơn đối tượng cụ thể thuộc diện đầu tư của Chương trình MTQG 1719 có trụ sở không nằm trên địa bàn các xã, thôn vùng DTTS và miền núi là rất cần thiết. Nhưng cần thấy rằng, việc điều chỉnh chủ trương lần này có ý nghĩa then chốt để tháo gỡ các vướng mắc trong việc triển khai Chương trình MTQG 1719 của cả giai đoạn (2021 - 2030). Do đó, việc mở rộng đối tượng đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

Trong đề xuất của Chính phủ, giáo dục - đào tạo là lĩnh vực được quan tâm khi một số đơn vị sự nghiệp công lập không nằm ở địa bàn ĐBKK vùng DTTS và miền núi được đưa vào diện đầu tư của Chương trình MTQG 1719 trong thời gian tới. Nhưng theo đại biểu Sùng A Lềnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai), việc đầu tư cơ sở đào tạo nghề (Trường Cao đẳng, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục thường xuyên cấp huyện) có địa điểm ngoài xã thuộc vùng DTTS và miền núi chưa được đề cập trong nội dung Tờ trình của Chính phủ.

Qua giám sát và nắm tình hình thực tế địa phương, đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) cho rằng, việc đào tạo nghề cho người dân vùng DTTS và miền núi hiện rất khó triển khai, vì ở khu vực này ít có trường nghề, trung tâm dạy nghề. Nếu trường nghề từ khu vực đồng bằng lên miền núi mở chi nhánh đào tạo cũng rất khó vì người dân sống phân tán, không đủ quy mô để mở chi nhánh đào tạo, còn nếu đào tạo quy mô nhỏ thì cũng không thể tồn tại được.

Thực tế này dẫn đến tình trạng, người dân ở vùng DTTS và miền núi khó được đào tạo nghề vì không có trường dạy nghề ở đây, mà về vùng đô thị học lại không được hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719. Do đó cần cân nhắc mở rộng đối tượng của Chương trình MTQG 1719 đối với trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề có đào tạo người ở vùng DTTS và miền núi, dù nằm ở các khu vực khác, thậm chí cả ở khu vực đồng bằng.

Những nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 được các ĐBQH thống nhất đề nghị Quốc hội đưa vào nghị quyết chung của kỳ họp thứ 7. Sau khi được thông qua, những điều chỉnh về chủ trương đầu tư cần sớm được hướng dẫn cụ thể để các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719.

Tin cùng chuyên mục
Điểm hẹn của hòa bình

Điểm hẹn của hòa bình

Quảng Trị sẽ tổ chức Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên vào tháng 7 tới. Với một vùng đất từng bị chia cắt và hứng chịu thảm họa bởi chiến tranh… thì đó sẽ mãi mãi là thông điệp đầy ý nghĩa về một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Lễ hội Vì hòa bình còn là một điểm hẹn của hòa bình; điểm đến của du lịch hòa bình.