Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Cần nhiên liệu cho một chuyến tàu

TS Hoàng Xuân Lương - 06:52, 01/05/2021

Nhìn lại chặng đường 75 năm của Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, ai cũng thấy rõ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân ngày càng quan tâm, chăm lo cho đồng bào DTTS. Sự quan tâm đó thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, được thể chế hóa trong Hiến pháp, một số Luật chuyên ngành; trong các nghị quyết của Quốc hội và hệ thống chính sách dân tộc khá toàn diện.

Chiều ngày 19/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV, các Đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với tỷ lệ 100% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Chiều ngày 19/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV, các Đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với tỷ lệ 100% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Nếu xét dưới góc độ lòng nhân ái thì chính sách dân tộc ở Việt Nam rất nhân văn, đứng ở tốp đầu thế giới. Tuy nhiên một thực tế là vùng DTTS đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với sự phát triển của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo ngày càng đổ dồn về vùng DTTS; sự phân hóa xã hội càng sâu sắc thì mầm mống các mâu thuẫn ngày càng nảy sinh, tiềm ẩn các xung đột xã hội; những đứt - gãy về văn hóa đang tạo nên mất năng lực nội sinh, chỉ cần một cơn gió từ bên ngoài thổi vào là có thể gây ra bão lớn.

Đã đến lúc phải dũng cảm nhìn vào sự thật, để có tầm nhìn và giải pháp căn cơ hơn về vùng DTTS và công tác dân tộc.

Thử nhìn lại những nguyên nhân gốc rễ

Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: Trong tất cả các nguyên nhân dẫn đến khó khăn vùng đồng bào DTTS thì nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhiều cán bộ cao cấp người DTTS vẫn luôn muốn nhắc lại lời của Bác Hồ: “Muốn đoàn kết phải thật lòng, no đói, sướng khổ có nhau”.

Kinh phí đầu tư cho chính sách dân tộc phải được hiểu chỉ là phần kinh phí đầu tư thêm cho các công dân sống ở vùng DTTS, ngoài các chính sách quốc gia chung mà bất cứ công dân nào cũng được hưởng. Nếu hiểu như thế thì toàn bộ nguồn thu ngân sách trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi sẽ gấp ít nhất 3 lần kinh phí đầu tư cho chính sách dân tộc. Hiện nay, mỗi xã ở vùng đặc biệt khó khăn trung bình mỗi năm được đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng. Thật khó tìm một xã nào ở miền xuôi mà đầu tư hạ tầng các loại dưới 10 tỷ đồng? Điều này cho thấy, nguồn lực đầu tư cho chính sách dân tộc thời gian qua là còn rất thấp.

Các quan điểm của Đảng, các nguyên tắc của Hiến pháp không được thể chế hóa bằng bộ Luật chuyên ngành nên các chính sách dân tộc chỉ mới là các giải pháp tình thế, thời vụ. Có chính sách mà không đủ nguồn lực thực hiện, có chính sách mà không đạt được mục tiêu đề ra.

Nguyên nhân của tình trạng này nằm ở 4 vấn đề then chốt: Các chính sách dân tộc đang nghiêng về khía cạnh chính sách xã hội- nhân đạo, chưa phải là đầu tư phát triển; Các doanh nghiệp lớn hoạt động ở vùng dân tộc, miền núi đang nghiêng về khai thác, chưa chú trọng đầu tư cho phát triển bền vững; Các chính sách dân tộc đang được xây dựng từ trên xuống, chưa khơi dậy được nguồn lực nội sinh, người dân chưa phải là chủ thể thực hiện chính sách dân tộc; Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, nhưng là cơ quan cấp Bộ duy nhất ở Việt Nam không được nắm, phân chia và quản lý nguồn lực cho chính sách dân tộc.

Nhìn ra các nước quanh ta

Có thể nói công tác dân tộc ở những quốc gia đa dân tộc đều có những hạn chế, bất cập, chưa có một quốc gia nào thành công mỹ mãn. Chỉ có gạn đục, khơi trong, chắt lọc những bài học tốt của bạn bè để soi chiếu, trong quá trình hoàn thiện chính sách dân tộc cho khát vọng xây dựng một quốc gia Việt Nam đại đoàn kết các dân tộc là động lực chủ yếu của sức mạnh và con đường đi lên của đất nước.

Ấn Độ là một quốc gia hơn 1,35 tỷ người, gần 500 tộc người với đa dạng tôn giáo. Có bài học hay nhất là chính sách cơ bản về dân tộc được xác định cụ thể trong Hiến pháp, đó là nguồn ngân sách bố trí cho chính sách dân tộc trong toàn liên bang, cũng như từng bang, phải bố trí ít nhất tương đương với tỷ lệ người DTTS; trong toàn bộ hệ thống hành chính, kể cả lực lượng vũ trang phải bố trí tỷ lệ người DTTS tương đương tỷ lệ dân số của toàn Liên bang, cũng như từng bang, cho đến từng địa phương cụ thể. Đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc nhất cho các chính sách dân tộc cụ thể, cũng là căn cứ vững chắc để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh giữa các dân tộc.

Ở Thái Lan, có một mô hình rất thành công đó là Dự án Hoàng Gia. Từ nguồn lực của các tổ chức quốc tế và của Hoàng gia, Nhà Vua Thái Lan đã trực tiếp chỉ đạo một dự án tổng thể cho các xã, thôn bản vùng DTTS. Dự án làm theo hình thức cuốn chiếu, dứt điểm từng thôn, bản; đồng bộ từ kết cấu hạ tầng, đến phát triển kinh tế, các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm theo một chuỗi liên kết nhịp nhàng. Chúng tôi đã có dịp khảo sát vùng dự án dọc theo biên giới Thái Lan- Myanmar thì thấy sau khoảng 5 năm dự án hoàn thành thì đời sống người dân thay đổi hẳn, các gia đình đều mua sắm được ôtô, tủ lạnh, tivi; con em người DTTS được đào tạo, hầu như bản nào cũng có tiến sĩ, thạc sĩ…

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới, có 56 dân tộc cùng sinh sống. Nhiều việc Trung Quốc xử lý chưa thành công, nhưng có 2 việc họ làm tốt, ta có thể học. Một là chính sách “Hưng Biên Phú dân” tập trung xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hỗ trợ mọi mặt cho người dân biên giới ổn định; gắn kết hệ thống chính trị cơ sở với lực lượng vũ trang; Hai là Mô hình quản lý nhà nước về dân tộc. Ở Trung Quốc cũng có Ủy ban Dân tộc nhà nước, có 21 Thứ trưởng của 21 bộ, ngành khác tham gia vào UBDT, nhưng có 2 điểm khác biệt: Khi UBDT đã họp bàn tập thể, đã có ý kiến của cả 21 thành viên các Bộ ngành, thì Chính phủ xem xét giải quyết, chứ không phải làm công văn đi hỏi lại các bộ, ngành nữa. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT có quyền nhận xét đánh giá đối với 21 Thứ trưởng của các Bộ tham gia làm thành viên UBDT, kể cả trong khen thưởng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm… Ủy ban Dân tộc nhà nước Trung Quốc nắm, phân chia và quản lý các nguồn lực về chính sách dân tộc.

Nhìn về tương lai

Dấu ấn lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, khẳng định vai trò của Ủy ban Dân tộc trong thời gian qua là việc tham mưu, đề xuất, xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đề án đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019. Và ngày 19/6/2020, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đây là lần đầu tiên lĩnh vực công tác dân tộc có một Chương trình mục tiêu quốc gia, là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm tập trung nguồn lực phát triển toàn diện, bền vững vùng DTTS và miền núi trong giai đoạn tới.

Nhưng có thể hình dung chuyến tàu đưa vùng DTTS, miền núi đi đến bến bờ của sự phát triển thịnh vượng đã được đặt lên đường ray, còn cần nhiên liệu, người cầm lái, sự gắn kết đồng bộ giữa các toa tàu để giải quyết 4 vấn đề then chốt như đã nói trên sẽ là cuộc hành trình đầy gian nan, thử thách đòi hỏi sự nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị.

                                         

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.