Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Cần thay thế động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc

PV - 10:52, 19/03/2019

Từ tháng 5/2018, Liên minh châu Á vì động vật (AFA) đã có thư gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kêu gọi cấm sử dụng động vật hoang dã trong hoạt động biểu diễn xiếc.

Gấu được huấn luyện phục vụ biểu diễn xiếc - Ảnh: AFA. Gấu được huấn luyện phục vụ biểu diễn xiếc - Ảnh: AFA.

Ông Dave Neale, Giám đốc Phúc lợi Động vật của AFA cho rằng: “Hoạt động biểu diễn này rõ ràng không có tính giáo dục-đây là hành vi bóc lột động vật tàn nhẫn và cần phải chấm dứt. Các buổi biểu diễn này sẽ cho các em thiếu nhi thấy rằng, động vật hoang dã tồn tại để tiêu khiển cho con người, bắt diễn trò, để mọi người cười vào, mà không quan tâm gì đến những thứ tốt nhất cho loài vật...”.

Mặc dù đã tồn tại nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này khi nhiều luồng ý kiến đề cập, cấm xiếc thú không chỉ gây sốc với nghệ sĩ mà cả khán giả. Lịch sử hơn 60 năm ngành xiếc của Việt Nam đã có những dấu ấn huy hoàng không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế. Xiếc thú đã trở thành một hình thức giải trí, ký ức tuổi thơ của nhiều khán giả Việt đã gắn với các tiết mục đặc sắc.

Thế nhưng, khi xã hội đã trở nên văn minh hơn, chúng ta cần phải nhìn nhận thẳng thắn loài vật, đặc biệt là động vật hoang dã cũng cần phải có quyền phúc lợi.

Trên thực tế, nhiều “nghệ sĩ động vật” được phát hiện bị ngược đãi, có điều kiện sống không đảm bảo trong rạp xiếc, đặc biệt là trong các gánh xiếc cỏ. Đằng sau những hình ảnh như: khỉ đi xe đạp, hổ nhảy qua vòng lửa… mà chúng ta vẫn vỗ tay trên sân khấu, chúng có thể đã bị huấn luyện trái với những tập tính tự nhiên của loài. Đặc biệt là, trong khi chúng ta vẫn kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã, hướng dẫn chúng làm theo những hành động giống con người để làm thú vui giải trí có lẽ đã không còn phù hợp với thời đại văn minh, tiến bộ của con người như bây giờ.

Trên thế giới đã có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm sử dụng động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc, thậm chí có những quốc gia đã cấm sử dụng tất cả các loài động vật biểu diễn xiếc.  Bởi động vật cũng được đối xử bình đẳng như con người về điều kiện vật chất, cũng như tinh thần. Vì thế, theo xu hướng của thế giới thay thế động vật hoang dã như:khỉ, voi, gấu… bằng động vật thuần hóa như như lợn, gà, vịt, chó, thậm chí là trâu, bò… trong ngành xiếc là việc nên cân nhắc, tính toán và thực hiện theo lộ trình.

Có thể nói, thay đổi “khẩu vị” của khán giả hàng chục năm không phải là điều dễ dàng với chính họ mà với cả các nghệ sĩ biểu diễn xiếc. Thế nhưng, chúng ta có thể tin rằng, như một thói quen lâu dần không còn phù hợp nữa sẽ được thay thế, không sử dụng động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc… sẽ là một động thái tích cực, góp phần vào bảo vệ chúng trong xã hội con người đang đề cao nhân văn, hiện đại và tiến bộ hơn.

HỒNG PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.