Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cảnh báo các hội nhóm tân sinh viên tự phát

PV - 20:03, 06/07/2023

Một số trường đại học lớn đã đưa ra thông tin cảnh báo về tình trạng xuất hiện trên mạng xã hội nhiều hội nhóm tân sinh viên tự phát.

Trường Đại học Bách khoa TPHCM thông tin cảnh báo để tân sinh viên và phụ huynh cảnh giác - Ảnh: VGP/NN
Trường Đại học Bách khoa TPHCM thông tin cảnh báo để tân sinh viên và phụ huynh cảnh giác - Ảnh: VGP/NN

Ngay sau khi có kết quả của 2 phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Bách khoa (TP. Hồ Chí Minh), trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo bắt đầu xuất hiện một số hội nhóm không chính thống dành cho tân sinh viên khóa 2023.

Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh khẳng định, hiện trường không có bất cứ fanpage, nhóm Facebook, Zalo chính thức nào cho sinh viên tất cả khóa, cũng như cho khóa 2023.

“Quý phụ huynh và học sinh cần hết sức cẩn trọng khi tham gia các hội nhóm tự phát trên mạng xã hội; hạn chế cung cấp các thông tin cá nhân, như số điện thoại, địa chỉ để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra”, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh cảnh báo.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, thời gian gần đây, các bạn tân sinh viên (dự kiến, đang quan tâm) đến Trường Đại học Kinh tế-Luật (UEL) tham gia nhiều group Facebook, Messenger, Zalo nhằm làm quen bạn bè và trao đổi thảo luận về năm học sắp tới. Tuy nhiên, Ban Hỗ trợ, tư vấn tuyển sinh của Trường đã phát hiện ra một số group mạo danh, gắn với các từ khoá "UEL", "K23"... (cụ thể là group Zalo, Messenger) có tình trạng các admin lấy/thu thập các thông tin cá nhân nhằm các mục đích không rõ ràng, không tốt.

Hoặc những người này đóng vai sinh viên khóa trên, đăng lên diễn đàn lời giới thiệu, như “Em có câu hỏi gì thắc mắc thì inbox riêng anh, chị hoặc kết bạn Facebook để anh, chị add vào group chat của khoa trường”.

Việc mời gọi vào các nhóm chat nhằm giới thiệu về các hoạt động ngoại khoá, kỹ năng sinh viên, giao lưu với các sinh viên trường khác. Sau khi sinh viên làm quen dần sẽ bị lôi kéo vào đường dây đa cấp. Hoặc họ sẽ tạo các trang, nhóm trao đổi kín cho tân sinh viên, yêu cầu các bạn gửi số điện thoại, sau đó tung tin về kỳ thi đầu vào, bán các khoá học.

Nhiều nhóm trong số này đã được lập từ lâu, nhưng được đổi tên, "làm mới" liên tục để dụ dỗ sinh viên khóa mới. Hiện trường và các khoa không có các nhóm trao đổi nào trên Messenger, Zalo cho tân sinh viên.

Chính vì vậy, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo, các bạn học sinh, tân sinh viên tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, số điện thoại, Email, tài khoản đăng nhập sinh viên, giấy báo nhập học sinh viên có kèm thông tin và tài khoản đăng nhập sinh viên, địa chỉ nhà...).

Bên cạnh đó, cảnh giác và cảnh báo các bạn xung quanh tránh tham gia các group tự phát, luôn tỉnh táo trước khi tiếp nhận thông tin và đối chiếu với thông tin chính thống từ nhà trường. Khi cần thông tin về tuyển sinh, phụ huynh và sinh viên nên trực tiếp đến trường, hoặc gọi đến số điện thoại trên trang Web của trường.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.