Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Cảnh báo từ mỡ lợn rán sẵn

PV - 09:51, 04/05/2018

Hiện nay, tại các chợ phiên vùng cao, người dân mua rất nhiều mỡ lợn rán sẵn, bởi đây là nguyên liệu thiết yếu sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, loại thực phẩm này chưa được quản lý chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ và các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Đến chợ phiên Thị trấn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng chúng tôi thấy có 5-6 nồi mỡ lợn rán sẵn và các can nhựa đủ kích cỡ, đen kịt, bám đầy bụi bẩn được bày bán ngay cạnh các hàng tạp hóa, hàng quần áo… Nồi đựng mỡ không đậy nắp, nhưng đến gần không ngửi thấy mùi thơm béo ngậy thường gặp của mỡ lợn khi mua về tự rán mà mỡ lợn rán sẵn này có màu trắng, vị nồng, hơi gắt.

Ở các chợ vùng cao, vấn đề VSATTP chưa được chú trọng. Ở các chợ vùng cao, vấn đề VSATTP chưa được chú trọng.

 

Khi có người mua, người bán lấy muôi múc đựng vào các túi ni lông hoặc chai nhựa nhỏ rất mất vệ sinh. Hỏi về nguồn gốc của số mỡ lợn rán sẵn này ở đâu? Có dấu cơ quan kiểm định trước khi mang ra chợ bán không? thì cả 5 người bán đều trả lời lòng vòng là mua ở chỗ nọ, chỗ kia hoặc tự thu mua mỡ về rán để bán.

Bà Hoàng Thị Biểu, xóm Cốc Vường, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho biết: Tôi vừa mua hơn 2kg mỡ lợn rán sẵn tại chợ phiên Sóc Giang. Nếu tự mua thịt mỡ về rán khá đắt nên tôi mua loại mỡ rán sẵn này, giá thành rẻ lại sử dụng được luôn... Nhưng khi chúng tôi đặt câu hỏi, bà có bao giờ hỏi người bán về nguồn gốc xuất xứ? Cách họ chế biến có đảm bảo VSATTP hay không?... thì bà Biểu lắc đầu.

Thực tế, tại các chợ phiên vùng cao, mỡ lợn rán sẵn là thực phẩm được bà con mua nhiều, bởi giá thành rẻ, trung bình từ 25-35 nghìn đồng/kg, nên không chỉ người dân mua về sử dụng mà các hàng quán bán bánh rán, thịt nướng, đồ ăn vặt… cũng thường mua loại mỡ này về sử dụng.

Điều đáng lo ngại là, các hàng bán mỡ lợn rán sẵn đều không có rõ nguồn gốc của loại mỡ nhập về; các điều kiện VSATTP đều không đảm bảo, như: Đựng trong xô nhựa, chậu nhựa hoặc nồi không có nắp đậy; khi bán đựng bằng túi ni lon, chai nhựa… Chưa kể quy trình chế biến, vận chuyển, bảo quản… đều không đảm bảo VSATTP.

Thời gian qua, trên thực tế đã có rất nhiều cơ sở chế biến mỡ lợn “bẩn” ở các tỉnh miền núi phía Bắc bị cơ quan chức năng phát hiện. Đồng thời, các chuyên gia đều cảnh báo: Nếu ăn phải mỡ “bẩn” khi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Nếu ăn loại mỡ này trong một thời gian dài, sẽ làm tổn thương hệ thống trao đổi chất của cơ thể... Bên cạnh đó, quá trình thu mua mỡ nguyên liệu ôi thiu sẽ tồn tại các vi khuẩn, nấm tồn tại trong mỡ, khi ăn vào rất dễ bị ngộ độc, gây tổn hại tới gan, thận và tiềm ẩn nguy cơ ung thư rất lớn. Đây là hồi chuông cảnh báo người tiêu dùng ở các chợ phiên tại vùng cao.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!